35 tổ chức kêu gọi nhà tài trợ điện than hàng đầu thế giới ngừng tay

35 tổ chức kêu gọi nhà tài trợ điện than hàng đầu thế giới ngừng tay

Thứ 3, 14/09/2021 | 15:49
0
Với hơn 35 tỷ USD tài trợ cho các dự án nhiệt điện chạy bằng than ở nước ngoài, Ngân hàng Trung Quốc - BoC là nhà đầu tư than đá lớn nhất toàn cầu.

Một liên minh gồm 35 tổ chức phi chính phủ (NGO) hôm 14/9 đã gửi thư ngỏ đề nghị Ngân hàng Trung Quốc (BoC), một nhà đầu tư toàn cầu hàng đầu vào các nhà máy điện than, phải chấm dứt cấp vốn cho các dự án như vậy bên ngoài Trung Quốc, và thay vào đó hỗ trợ các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Lá thư ngỏ gửi tới Chủ tịch của BoC Liu Liange có chữ ký của các NGO từ 13 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Âu, nêu bật sự chỉ trích ngày càng tăng đối với Trung Quốc về việc tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, đặc biệt khi đó là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của nước này.

Trung Quốc đã cam kết sẽ tôn trọng quyền của các cộng đồng địa phương trong việc quyết định loại năng lượng mà họ cần.

Tuy nhiên, bức thư ngỏ, có chữ ký của các tổ chức từ một số quốc gia tham gia BRI của Trung Quốc, cho thấy sự phản đối ngày càng tăng đối với than đá ngay cả ở các quốc gia đang phát triển.

Tổng tài trợ của Ngân hàng Trung Quốc (BoC) ở nước ngoài cho các dự án nhiệt điện chạy bằng than, kể từ khi Thỏa thuận Paris ra đời năm 2015, đạt hơn 35 tỷ USD. Như vậy, BoC là nhà đầu tư than đá lớn nhất toàn cầu, và đang "lạc nhịp với tham vọng chống biến đổi khí hậu của Trung Quốc", bức thư viết.

Bức thư cho biết hơn 130 tổ chức tài chính đã quyết định hạn chế đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và thúc giục BoC làm theo.

BoC từ chối bình luận về vấn đề này.

Thế giới - 35 tổ chức kêu gọi nhà tài trợ điện than hàng đầu thế giới ngừng tay

Ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện than có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và các tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ảnh: PV Magazine

Chủ tịch BoC cho biết hồi cuối tháng Tám rằng, Ngân hàng sẽ "giảm dần" tỉ trọng của tổng tín dụng cho các dự án điện than trong giai đoạn 2021-2025, nhưng cũng sẽ phát hành thêm các khoản vay cho nâng cấp kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Hành động mới là quan trọng

Julien Vincent, Giám đốc điều hành của Market Forces, một tổ chức của Úc chuyên vận động chống lại việc tài trợ cho các dự án về nhiên liệu hóa thạch, cho biết hàng chục nhà máy nhiệt điện than trên khắp thế giới sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng.

Ông nói với Reuters: “Có sự thay đổi rõ rệt trong các phát ngôn của những người đứng đầu các tổ chức kinh doanh và tài chính của Trung Quốc. Nhưng điều thực sự quan trọng là hành động”.

Các tổ chức tài chính của Trung Quốc đang dần chuyển đổi khỏi than đá. Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản, đã cam kết vạch ra một "lộ trình" để chuyển đổi khỏi các khoản đầu tư vào than đá.

Các khuyến nghị được công bố gần đây cũng kêu gọi Trung Quốc "hạn chế và dần dần chấm dứt" việc sử dụng công quỹ để đầu tư vào điện than ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích các ngân hàng nhà nước của nước này thực hiện các cam kết tương tự.

Theo nghiên cứu do Tổ chức tư vấn châu Âu E3G công bố hôm 14/9, 44 quốc gia đã cam kết "không tài trợ cho các dự án than mới", với 1.175 GW công suất điện than bị hủy bỏ kể từ năm 2015.

Nghiên cứu cũng cho biết, nếu Trung Quốc đưa ra một cam kết tương tự, khoảng 55% trong tổng số các dự án nhiệt điện than mới được đề xuất trên thế giới sẽ bị hủy bỏ.

Minh Đức (Theo Reuters)

Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:00
Trung Quốc sẽ thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” và phát triển giao dịch hợp đồng tương lai cho quyền phát thải carbon.

Tương lai nào cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch?

Thứ 6, 03/09/2021 | 07:30
Nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế xanh khi các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch sẽ dần dần không được chấp nhận nữa.

Trung Quốc tìm cách cân bằng giữa bài toán kinh tế và môi trường

Thứ 4, 25/08/2021 | 17:16
Việc phê duyệt các dự án điện than mới đã chỉ ra mâu thuẫn trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu do chính nước này đặt ra.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.

Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị cho yếu tố chiến thuật bất ngờ?

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:00
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một lượng lớn quân được cho là đã được tập trung. Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Nga trong các hoạt động ở Kharkov.