Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:00
0
Trung Quốc sẽ thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” và phát triển giao dịch hợp đồng tương lai cho quyền phát thải carbon.

Cả hai công cụ này đều được triển khai lần đầu tiên ở Trung Quốc nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu nước này đã đặt ra.

Trung Quốc cũng sẽ nghiên cứu và phát triển các công cụ tài chính dựa trên nhiều quyền về tài nguyên môi trường, bao gồm quyền phát thải ô nhiễm, quyền nước và quyền phát thải carbon.

Đó là nội dung chính của bản hướng dẫn mới được Chính quyền Trung Quốc ban hành hôm 12/9, đánh dấu một bước quan trọng trong việc mở rộng chứng khoán hóa và các cơ chế tài chính theo định hướng thị trường của Trung Quốc để thúc đẩy hoạt động mua bán carbon dài hạn và tiến tới trạng thái trung lập carbon.

Bản hướng dẫn này nhằm tăng cường các cải cách về cơ chế bồi thường bảo vệ môi trường.

Theo Yang Fuqiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng thuộc Đại học Bắc Kinh, các biện pháp này là những khám phá trong việc thúc đẩy các mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường bằng các công cụ chứng khoán hóa, với mục tiêu chính tập trung vào việc giảm lượng phát thải carbon trong nước.

Trước khi bản hướng dẫn này được công bố, Trung Quốc vẫn chưa có một chỉ số chứng khoán “xanh” nào.

Hồi tháng Tám, nhà cung cấp chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu MSCI đã công bố hai chỉ số biến đổi khí hậu cho Trung Quốc để đánh giá quá trình chuyển đổi của nước này sang nền kinh tế carbon thấp.

Các nhà quan sát trong ngành cho biết, việc chính thức thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” cho phép các nhà đầu tư đo lường khả năng quản lý môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của các công ty niêm yết. Điều này sẽ có tác dụng như là lời nhắc nhở các công ty lập kế hoạch đầu tư xanh và hạn chế lượng phát thải carbon của họ,

Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tái cấp vốn và phát hành trái phiếu chuyển đổi của các công ty.

Thị trường carbon quốc gia của Trung Quốc - hệ thống mua bán khí thải (ETS) lớn nhất trên thế giới - đã chính thức ra mắt vào tháng 7. Thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ là một bổ sung cho thị trường carbon quốc gia, đánh dấu việc chứng khoán hóa hoàn toàn hoạt động kinh doanh carbon.

Theo bản hướng dẫn này, các dự án liên quan đến việc tự nguyện giảm phát thải khí nhà kính, ví dụ như việc sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo và khí mê-tan, cũng sẽ được đưa vào thị trường mua bán phát thải carbon quốc gia.

Thế giới - Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thị trường carbon của Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, với lượng phát thải 6 tỷ tấn. Ảnh: RT

Theo các chuyên gia trong ngành, cam kết đạt trạng thái trung lập carbon vào năm 2060 của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy với khoản đầu tư tổng cộng 136 nghìn tỷ Nhân dân tệ (21,07 nghìn tỷ USD).

Dong Shaopeng, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng các công cụ mới, chẳng hạn như chỉ số chứng khoán “xanh”, nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến xu hướng phát triển xanh của các ngành nghề.

Chỉ số “xanh” cho phép các công ty đủ điều kiện và hạn chế các công ty không đủ điều kiện tiếp cận nhiều vốn đầu tư hơn, Dong cho biết.

Động thái này là một nỗ lực mới nhằm mở rộng các công cụ tài chính, bao gồm cổ phiếu, tái cấp vốn và trái phiếu, để thúc đẩy đầu tư xanh.

Minh Đức (Theo Global Times, CGTN)

Ngành công nghệ thông tin gây ô nhiễm nhiều hơn chúng ta tưởng

Thứ 2, 13/09/2021 | 07:55
Một nghiên cứu mới công bố gần đây chỉ ra rằng, ngành ICT có lượng phát thải lớn hơn ngành hàng không, vốn chiếm khoảng 2% tổng lượng phát thải toàn cầu.

Tương lai nào cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch?

Thứ 6, 03/09/2021 | 07:30
Nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế xanh khi các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch sẽ dần dần không được chấp nhận nữa.

Trung Quốc tìm cách cân bằng giữa bài toán kinh tế và môi trường

Thứ 4, 25/08/2021 | 17:16
Việc phê duyệt các dự án điện than mới đã chỉ ra mâu thuẫn trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu do chính nước này đặt ra.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.