Tuy nhiên, để ăn gạo lứt có lợi nhất cho sức khỏe, bạn cần phải biết những điều sau:
Phải nấu gạo lứt chín, nhai kỹ
Ai cũng biết, gạo lứt ăn rất cứng vì thế cần phải nấu lâu mới chín. Khi ăn, bạn cũng nên phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
BS Tường Vi đặc biệt chú ý, gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
Không nên ngâm hay vo gạo quá kỹ
Gạo lứt có chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao hơn hẳn gạo thường. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều.
Tuy nhiên, cần lưu ý, vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu cũng không mở vung vì vitamin sẽ bay hết.
Chỉ ăn 2-3 lần/tuần
Nhiều người cứ nghĩ, gạo lứt tốt nên ăn thường xuyên. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng bạn chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần. Nếu dùng thường xuyên không mang lại nhiều lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng.
Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Người cao tuổi, trẻ em, thể trạng gầy yếu không ăn gạo lứt
Nhiều người nghĩ tác dụng của gạo lứt tốt nên thường không ngại bỏ tiền mua gạo lứt về cho những người cao tuổi, trẻ em, người thể trạng gầy yếu ăn vì nghĩ chúng giàu dưỡng chất, giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…
Tuy nhiên, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên vì có thể gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Minh Anh (tổng hợp)