Những quả tên lửa hành trình Tomahawk khó có thể gây tổn thất nghiêm trọng nào đó cho quân đội của ông Assad
Hiện chưa có quả tên lửa nào rơi xuống lãnh thổ Syria. Nhưng, có đủ cơ sở để cho rằng, việc trì hoãn tấn công Syria có liên quan đến việc giới quân sự phương Tây không muốn nhận lấy về mình trách nhiệm về chiến dịch vô nghĩa chính từ góc độ thực tế quân sự.
Các tên lửa Tomahawk bị cho là PR quá đáng trong khi uy lực chỉ tương đương quả bom nhỏ 400 kg
Dư luận cho là khoảng 50 mục tiêu có liên quan ít nhiều đến việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị tấn công. Đây là định nghĩa quá rộng (các trận địa pháo, các bộ tham mưu và sở chỉ huy, đường sá, kho tàng, sân bay, các tòa nhà đơn lẻ, các đầu mối dầu mỏ…), vì thế đặt câu hỏi là ông Barack Obama có ý gì khi nói thế là vô nghĩa.
Giống như mọi chính trị gia thời trẻ không có liên quan đến quân đội và tình báo, nay ông phụ thuộc rất nặng về tâm lý vào ý kiến của các nhân vật chuyên nghiệp. Ngoài ra, đây sẽ là cuộc chiến tranh thứ hai mà người đoạt giải Nobel hòa bình này gây ra. Và những mục tiêu chính trị được tuyên cáo của chiến dịch không thể nào đạt được bằng những phương tiện quân sự hiện có.
Cần hiểu rằng, Tomahawk là loại vũ khí bị PR quá mức. Ưu điểm chính của nó đã và đang được coi là quỹ đạo bay cho phép tránh né các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống. Các tên lửa hành trình được nghiên cứu chế tạo từ đầu chính là cho các mục tiêu này: Các phương tiện phòng thủ luôn phát triển vượt trước các phương tiện tiến công (đó là quy luật tự nhiên), nên Mỹ đã cần phải có các hệ thống có khả năng vượt qua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Liên Xô.
Theo các chuẩn mực hiện nay, Tomahawk là tên lửa uy lực yếu, tương đương với một quả bom 400 kg. Trọng lượng này đã đủ để mang một đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ, nhưng hoàn toàn không đủ để tiến hành một cuộc chiến quy mô lớn.
Tomahawk không có khả năng điều khiển chiến thuật mà nói đơn giản là không thay chuyển hướng chúng khỏi các tọa độ định sẵn của mục tiêu. Như vậy, tên lửa không có khả năng “đuổi theo” các mục tiêu động.
Nói một cách đơn giản, nếu liên tục di chuyển một xe bệ phóng tên lửa Scud hay Buk thì Tomahawk không thể “đuổi kịp” nó. Trong tất cả các cuộc xung đột vũ trang có sử dụng Tomahawk, các tên lửa này chỉ được dùng để tấn công các mục tiêu tĩnh, điều này có lẽ cũng sẽ xảy ra hiện nay. Đó là các bộ tham mưu quân đội Syria ở Damascus (chúng đã được sơ tán đêm 28, rạng sáng 29/8), các đầu mối hậu cần và các cơ sở kinh tế. Nhưng đồng thời, Tomahawk lại không thể tiêu diệt boongke ngầm kiên cố chẳng hạn.
Ngay ở giai đoạn này, ý nghĩa chính trị tuyên cáo của chiến dịch đang bị mất đi. Sẽ không có ai dám oanh kích các kho được cho là chứa vũ khí hóa học mà NATO cho là có tồn tại vì sợ gây nhiễm độc cho lãnh thổ Syria. Việc truy tìm và tiêu diệt cái gọi là “những hệ thống lưỡng dụng” (có khả năng mang phóng vũ khí hủy diệt lớn) chỉ bằng Tomahawk là không thể, nhưng hầu như toàn bộ pháo binh Syria sẽ lọt vào phạm trù định nghĩa này.
Tiêu hao 400 tên lửa hành trình để tiêu diệt pháo binh Syria là chuyện bắn chim sẻ. Có nghĩa là các cuộc bắn phá sẽ chỉ mang tính chất “làm suy yếu”, tính chất chính trị. Mỹ và NATO đã không kích Bosnia như thế đơn giản là để từ trên không bảo đảm ưu thế cho một trong các bên tham chiến. Ngoài ra, sử dụng tên lửa hành trình còn là cách gây sức ép tâm lý. Sẽ rất khó chịu khi bạn bị người ta bắn như trong bãi tập bắn mà ta không có thể làm gì chống lại được.
Vì thế, việc tuyên bố rằng, “không ai định lật đổ Assad” là thủ đoạn mỵ dân. Về thực chết, chiến dịch này sẽ là “sự chi viện đường không” cho phe đối lập vũ trang không hơn không kém.
Tomahawk không có khả năng gây tổn hại trầm trọng cho các sân bay lớn. Tất nhiên là thật khó chịu khi các khu nhà bảo đảm bị phá hủy, nhưng làm hư hại các đường băng thì chúng không thể. Ít khả năng Không quân Syria sẽ tham chiến tích cực, nhưng các sân bay đang được dùng làm các trạm bảo đảm hậu cần, điều trở nên đặc biệt quan trọng trong điều kiện tấn công đường không. Chỉ có thể tiêu diệt hạ tầng không quân của Syria khi sử dụng máy bay ném bom mà chúng chắc chắn sẽ tấn công từ độ cao lớn tối đa như từng làm ở Serbia và Iraq.
Lực lượng phương Tây ở địa Trung Hải chỉ đủ sức tấn công không quá 16 mục tiêu/ngày đêm
Điều thật oái oăm là phần lớn quân đội Syria đang ở trong các doanh trại, còn chiến tranh đang được tiến hành bởi một số lượng đơn vị hạn chế được tổ chức theo nguyên tắc tôn giáo và chính trị. Có sức chiến đấu cao nhất trong số đó là Sư đoàn 4 do em út của Tổng thống Bashar al-Assad là Maher Assad chỉ huy. Sư đoàn này tác chiến ở vùng ngoại ô Damascus và phía đông thủ đô về hướng biên giới Li-băng và Israel.
Năm tàu khu trục tên lửa Mỹ một số tàu chiến Anh, Pháp và các đơn vị không quân đã được điều đến Địa Trung Hải
Cuộc tấn công tên lửa vào các doanh trại chắc chắn sẽ dẫn tới thương vong lớn, cũng như sử dụng tên lửa bắn vào các mục tiêu dân sự như các nhà máy và kho tàng. Các tên lửa tự dẫn theo tọa độ GPS và không cần sử dụng đặc nhiệm luồn sâu vào lãnh thổ Syria để chỉ thị mục tiêu.
Có thể các đơn vị đặc nhiệm SAS và SBS của Anh đã bắt đầu truy tìm trong sa mạc phía tây Damascus các trận địa tên lửa Scud và các hệ thống phòng không của Syria, nhưng lúc đó chỉ có thể dùng không quân mới tiêu diệt được chúng.
Đa số tọa độ của các mục tiêu tiềm tàng đã bị phe đối lập Syria cung cấp cho Mỹ, nhưng điều đó không làm cho những thông tin này trở nên hoàn toàn chính xác. Nguồn thông tin thực tế duy nhất để chỉ thị mục tiêu là thông tin của Israel, điều đó đặt nước này vào vị thế cực kỳ bất lợi. Israel đang cố cân bằng giữa tất cả các lực lượng đối địch, nhưng vào thời điểm nào đó, họ sẽ phải lựa chọn.
Lực lượng triển khai ở Địa Trung Hải có khả năng tấn công loạt không quá 16 mục tiêu cùng lúc trong vòng một ngày đêm, sau đó là suy yếu. Nhìn chung, đó là muối bỏ bể. Điều đó cũng giải thích cho những tuyên bố của phương Tây rằng, cuộc tấn công sẽ “hạn chế” và “sẽ kéo dài hai ngày”. Danh sách mục tiêu có lẽ đã được ấn định từ rất lâu.
Nếu như ở giai đoạn 2 sẽ huy động không quân từ các căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain và đảo Síp thì cuộc chiến sẽ tự động leo thang thành cuộc xung đột khu vực và sẽ cho phép Syria giảng trả vào các mục tiêu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Trong khi, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel có hiệu quả cao, còn NATO từ đầu năm 2013 đã bố trí dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 6 đại đội Patriot mà họ phải đưa từ Tây Âu đến.
Sự dao động của Mỹ hoàn toàn liên quan đến tính không hiệu quả của sứ mệnh dự kiến. Những mất mát uy tín có thể biến quét sạch thắng lợi quân sự tạm thời. Đúng là một nửa Syria sẽ bùng cháy nghi ngút trong đôi ngày, nhưng tiêu diệt hoàn toàn hay thậm chí là làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quân sự của ông Assad bằng cách đó là không thể. Còn chiếc máy bay bị bắn rơi đầu tiên hay một cơ sở dân sự nào bị trúng bom đạn cũng sẽ làm thay đổi hẳn dư luận xã hội.
Đáng tiếc là chính triển vọng đó rất đáng buồn nếu như đánh giá mức độ leo thang của cuộc xung đột. Không đạt được kết quả trong vài ngày đầu tiến công, NATO sẽ buộc phải chuyển sang tiến hành cá cuộc tập kích đường không công nghệ kém hơn, nhưng lại hiệu quả hơn và không còn nhắc đến chuyện tấn công “có lựa chọn” hay tấn công “điểm” nữa. Mà đó đã là cuộc chiến tranh lớn mất rồi.
Theo VND,VZ