Dấu hiệu khi bị nhiễm độc kim loại
Như chúng ta biết mhiễm độc kim loại là từ được dùng để chỉ chung cho những trường hợp mà nồng độ kim loại trong cơ thể lên cao hơn mức bình thường.
Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với những môi trường đặc biệt chứa nhiều kim loại ở dạng mà cơ thể hấp thụ được, chúng sẽ có khả năng bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiễm độc. Nhiễm độc cơ thể theo cách này không xảy ra với tất cả các kim loại, mà chỉ thường gặp nhất là ở một số kim loại như arsenic, vàng, chì, kẽm, đồng…
Cơ thể tiếp xúc với kim loại, có thể bị nhiễm qua nhiều hình thức, như hít phải bụi kim loại trong không khí, ngấm qua da, hoặc hấp thụ kim loại đã tan trong thực phẩm.
Thực tế, có 2 dạng nhiễm độc là nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc kinh niên. Nhiễm độc cấp tính là khi cơ thể hấp thụ một lượng quá lớn kim loại trong một thời gian ngắn. Nhiễm độc kinh niên xảy ra khi kim loại bị ngấm vào cơ thể với lượng nhỏ nhưng kéo dài khá lâu, đủ để đưa nồng độ kim loại lên đến mức gây nhiễm độc.
Khi bị nhiễm độc kim loại, bạn có thể chịu đựng các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, tùy theo loại kim loại gây nhiễm độc và tùy theo nồng độ bị nhiễm. Nạn nhân có thể bị ảnh hưởng đến não, các tế bào thần kinh, hồng cầu trong máu, hệ thống tiêu hóa, và mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm độc kim loại thường rất khó nhận ra, chỉ cho đến khi các triệu chứng được lộ rõ. Và điều quan trọng là bạn cũng cần hiểu biết về những triệu chứng ấy để có thể yêu cầu khám và điều trị kịp thời.
Khi bị nhiễm độc kim loại nặng bạn thường phải đối mặt với những triệu chứng sau:
Nhiễm độc arsenic: Người bị nhiễm độc arsenic thường thấy buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng. Trên da có thể có các hiện tượng viêm nhiễm, mất màu da, hoặc nổi những mụn nhỏ phát triển bất thường.
Nhiễm độc vàng: người bệnh thường tiêu chảy và đau nơi dạ dày, viêm nhiễm ở nơi vùng da tiếp xúc.
Nhiễm độc chì: người bệnh sẽ hay nôn mửa, táo bón, sụt cân, co giật hoặc hôn mê.
Nhiễm độc kẽm: nôn mửa nhiều, có thể bị chảy máu đường ruột, cơ thể hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.
Nhiễm độc đồng: người bệnh thường nôn mửa nhiều, tiêu chảy, đau quặn vùng bụng. Có dấu hiệu viêm nhiễm nơi vùng da tiếp xúc với kim loại, có thể nổi đỏ lên từng vùng và ngứa nhiều.
Những cây thuốc vườn nhà giúp giải độc kim loại nặng cho cơ thể
Theo lang y Kiên (tổ 15, phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên) khi bị nhiễm độc kim loại nặng, ngoài đi khám ngay càng sớm càng tốt, bạn có thể giúp cơ thể đào thải bằng việc sử dụng cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà.
Uống nước cốt rau muống
Rau muống là loại rau quen thuộc trong vườn nhà và có tính chất nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc mạnh. Điều này giúp chất độc được đào thải nhanh ra khỏi cơ thể, đặc biệt là khi bị ngộ độc thạch tín (Asen).
Uống nước sắc cây đơn kim
Cây đơn kim còn có tên là đơn buốt, cúc áo, tử tô hoang, tiểu quỷ châm. Đây là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Tuy nhiên chúng lại là cây thuốc giải độc cực tốt.
Bạn có thể dùng mỗi ngày 30g cây đơn kim khô sắc uống giúp giải độc mạnh qua gan. Ngoài ra chúng còn có tác dụng kháng viêm, chữa mụn nhọt.
Uống thổ phục linh (củ khúc khắc)
Thổ phục linh còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Khúc khắc, Kim cang, Dây chắt, dây khum, cậm cù.. Đây là loại cây có thể sắc uống và nấu canh ăn hàng ngày. Chúng cũng là vị thuốc hiệu quả nhất khi hỗ trợ cho cơ thể giải độc những kim loại nặng.
Theo đó, bạn có thể dùng 15-30g/ngày để uống trường mà không phải lo ngại có tác dụng phụ gì bất lợi cho cơ thể. Ngược lại chúng giúp kiện gân, khỏe cơ bắp.
Thổ phục linh khi mới thái có màu trắng, khi khô thì nâu thẫm có nhiều tinh bột ăn thấy ngọt bùi.
Uống nấm lim xanh
Nấm lim xanh là một loài trong họ linh chi. Những phisacharide có trong nấm lim xanh có tác dụng loại bỏ kim loại nặng ngay từ khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng giúp hấp thụ các vật thể nhỏ xíu của kim loại nặng tại thành ruột và tống chúng ra ngoài.
Tuy nhiên biện pháp này tốn kém do giá nấm hiện giờ tương đối cao, chưa nói hàng còn phẩm chất hay không.
Ăn các thức ăn có tinh bột
Những thực phẩm tinh bột như củ sắn dây, củ mài, hà thủ ô trắng, cát sâm, mạch nha, lá sung, các loại bí đều có chứa canalgat biogen. Đây là một thành phần dẫn chất của Polyhydroxyaldehyde, có tác dụng hấp thụ kim loại nặng và đẩy chúng ra khi chưa kịp thẩm thấu vào mao mạch ruột.
Cơ chế này đã có nghiên cứu khoa học và ứng dụng triết xuất cây tảo nâu để làm sản phẩm hỗ trợ giải độc chì cho người bị nhiễm.
Vân Anh