5 cách nói ảnh hưởng đến sự phát triển của con

5 cách nói ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và trẻ em, có những câu nói tưởng chừng như vô hại nhưng khi bạn nói với con của mình thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường không thể ngờ.

Trong khi đang bận nhưng con bạn cứ liên tục quấy rầy bằng những đòi hỏi: mẹ ơi cho con uống nước, mẹ ơi nhìn tàu hỏa con xếp có đẹp không, mẹ ơi cái này là cái gì… khiến bạn đau đầu và bực bội nên có thể bạn sẽ nói ra những câu khiến con cái của mình cảm thấy bị tổn thương hoặc bối rối.

Theo tờ Parenting cho dù bận rộn và bực bội bạn cũng nên kìm chế để không nói với con bằng những câu hay những cách như sau. Bởi những câu nói tưởng chừng như vô hại đó lại gây hại rất lớn cho sự phát triển của bé.

Pháp luật - 5 cách nói ảnh hưởng đến sự phát triển của con(Ảnh minh họa)

“Mẹ đang bận lắm. Đừng làm phiền mẹ”

Tờ Parenting dẫn lời tiến sĩ Suzette Haden Elgin làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Ngôn ngữ (Huntsville, Arkansas, Mỹ) khi bạn thường xuyên nói: “Mẹ đang bận lắm. Đừng làm phiền mẹ”, bọn trẻ bắt đầu nghĩ rằng chẳng có ích gì khi nói chuyện với mẹ bởi luôn tìm cách đuổi chúng đi. Nếu từ bé đã thường xuyên được nghe mẫu câu này, khi lớn đứa trẻ dường như sẽ không muốn tâm sự với cha mẹ nữa.

Không nên nói cụt lủn, trẻ cũng cần nghe giải thích rõ vấn đề

Không nên gán cho con những phẩm chất nào đó bằng một câu cụt lủn, kiểu “Con thật nhát gan”, “Sao con lại hay khóc thế”. Những đứa trẻ thường tin vào những gì chúng được nghe và sẽ đinh ninh rằng chúng đúng như những tính từ mà bạn gán cho. Những tính từ mang ý nghĩa tiêu cực có thể sẽ làm trẻ dần mất tự tin.

Khi đứa trẻ làm sai cái gì đó, bạn không thể nói một cách đơn giản như "con không được làm thế" mà bạn cần giải thích cho bé hiểu tại sao bé không nên làm như thế.

Bằng cách miêu tả đúng tâm trạng của bé, bạn đã cho bé cảm thấy bé được đồng cảm. Sau đó, bé sẽ hiểu hơn về vấn đề của mình.

“Dừng lại, nếu không mẹ sẽ đánh đòn”

Thay vì dọa nạt, bạn có thể khiến trẻ dừng hành động bằng cách hướng sự chú ý của chúng sang một việc khác. Bởi đe dọa đánh đòn thực ra là cách làm rất kém hiệu quả để thay đổi hành vi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lặp đi lặp lại một hành động xấu trong cùng một ngày của một đứa trẻ 2 tuổi là 80% dù nó có bị phạt hay không. Còn với những đứa trẻ lớn hơn, không phải cứ đe dọa đánh đòn là đem lại kết quả.

Chuyển việc trừng phạt con cho người khác

Khi bé làm sai việc gì, bạn nên phạt ngay lập tức, không nên trì hoãn hình phạt, đợi chồng về mới phạt, bởi lúc đó có thể bé đã quên mất hành động sai trái của mình. Ngoài ra, chuyển việc trừng phạt cho người khác tức là bạn đã tự làm giảm đi uy quyền của mình trước mặt bé. “Tại sao mình phải nghe lời mẹ khi mà mẹ chẳng thể làm gì”, con của bạn sẽ có thể nghĩ như thế.

"Con giỏi lắm, con làm rất tốt"

Các bậc phụ huynh thường có xu hướng khen, nựng con. Vấn đề xảy ra nếu những lời khen mơ hồ và được đưa ra một cách bừa bãi. Nói con giỏi lắm từ việc đứa trẻ uống hết cốc sữa cho đến việc vẽ một bức tranh sẽ khiến lời khen trở lên vô nghĩa. Bạn chỉ nên khen khi bé có nỗ lực thực sự, không phải là uống hết cốc sữa, cũng chẳng phải là vẽ một bức tranh nếu mỗi ngày bé vẽ cả chục bức tranh như thế.

Thay vì chỉ nói chung chung con giỏi lắm, con làm tốt lắm, bạn hãy nói rõ: “Con tô màu cây cối rất tươi, con mèo ngồi sưởi nắng trước sân thật đẹp”. Và bạn chỉ nên khen ngợi hành động chứ không phải khen đứa trẻ của mình: “Con hãy yên lặng vẽ tranh trong khi mẹ làm việc, thế mới ngoan”.

Ngọc Linh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.