Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên (KRT) đã công khai chiếu cảnh ông Jang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị áp giải ra khỏi cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12.
Đây là cảnh tượng lần đầu tiên được công bố từ một quốc gia nổi tiếng ẩn chứa nhiều bí mật. Việc trục xuất gây rúng động nhất là khi ông Jang có quan hệ gần gũi với gia đình ông Kim, và là người quyền lực thứ hai của quốc gia, một trong những “cận thần” gần gũi của người đứng đầu đất nước.
Tại sao Triều Tiên lại kiên quyết “hất cẳng” một quan chức lỗi lạc nổi tiếng như vậy? Dưới đây là 5 giả thuyết:
1. Ông Jang sống một cuộc sống tham ô, trụy lạc
Lãnh đạo Triều Tiên (phải) và người chú của ông ở phía sau, chính trị gia Jang Song-thaek, trong một buổi diễu binh kỷ niệm ngày mất của chủ tịch quá cố Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng.
Trong một hội nghị của Ủy ban Trung ương Đảng lao động Triều Tiên, ông Jang bị buộc một loạt tội danh và những vi phạm đạo đức bao gồm lạm dụng ma túy, quan hệ lăng nhăng, tham nhũng, và quản lý tài chính của quốc gia yếu kém.
Theo hãng thông tấn KCNA: “Ông Jang và những cộng sự đã có những hành động phạm tội cản trở, hủy hoại nghiêm trọng đảng và cách mạng. Cách sống tư bản, vô tổ chức và tham nhũng dẫn đến một cuộc sống phóng đãng và trụy lạc".
Tất nhiên, Triều Tiên không phải là một đất nước minh bạch nhất, nên điều này vẫn còn ẩn chứa nhiều hoài nghi .
2. Ông Jang sống quá thân thiện
Còn có một quan điểm khác: Những nhà quan sát nước ngoài đã lưu ý rằng ông Jang “là một chủ tịch thực tế của đôi cánh tư bản của Triều Tiên”, theo Michael Breen, tác giả của cuốn tiểu sử của cố chủ tịch Kim Jong Il cho báo Christian Science Monitor biết.
Ông nói: “Ông Jang phụ trách sự chuyển đổi theo hướng chủ nghĩa tư bản và tìm cách khôi phục nền kinh tế.”
Ông Jang có mối quan hệ gần gũi chặt chẽ với Trung Quốc, và chủ trương theo hướng kết hợp với chủ nghĩa tư bản. Theo báo Independent, khi ông Jang đến thăm Trung Quốc vào năm ngoái, “ông đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm thúc đẩy cải cách nền kinh tế.”
Theo tờ Los Angeles Times, ông Jang được gia đình chủ tịch Kim lo ngại vì “nhận thức kinh tế cởi mở” và khó hiểu.
3. Chủ tịch Kim muốn củng cố quyền lực
Việc trục xuất này được xem là một sự thanh trừng cao nhất từ khi ông Kim nên nắm quyền hai năm sau cái chết của người cha. Đây là lần đầu tiên hiếm hoi ông Kim thay thế những quan chức phục vụ dưới thời cha mình.
Năm ngoái, ông Kim đã hung hăng sa thải những thành viên của quân đội gồm các quan chức cấp cao bị cáo buộc uống rượu trong suốt lễ tang của cố chủ tịch Kim Jong Il.
Việc trục xuất ông chú Jang có thể là một ví dụ khác của việc loại bỏ một đối thủ tiềm năng và củng cố thêm quyền lãnh đạo của ông Kim với đất nước.
Theo ông Scott Snyder thuộc Ủy ban quan hệ quốc tế cho tờ Time biết, bởi vì “Jang Song Thaek vừa là trợ tá và cũng đồng thời là mối đe dọa lớn nhất.”
Mặc dù vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ về những khao khát quyền lực của ông Kim, việc thanh trừ cho thấy ông nhận thức được khả năng của mình sau hai năm được người có thâm niên hơn hỗ trợ, theo các quan chức.
Theo Tiến sĩ Andrei Lankov của Đại học Kookmin của Hàn Quốc nói trên tờ Independent: “Bạn biết rõ đó là một nước quân chủ hoàn toàn và một ông vua thiếu niên đầy hoài bão. Và những quan nhiếp chính là những người phải ủng hộ ông. Là một quan nhiếp chính là một nhiệm vụ chính trị khó khăn vì một khi vị vua có đủ quyền lực, ông sẽ quyết định không cần đến những cận vệ già hơn nữa.”
4. Ông Kim muốn đảm nhiệm các nhiệm vụ trọng trách hơn
Khi ông Kim chuẩn bị lãnh đạo một quốc gia nhiều bí ẩn, các chuyên gia đã băn khoăn không biết liệu một vị hoàng tử có khuôn mặt trẻ thơ đã thực sự sẵn sàng để điều hành đất nước hay chưa.
Khi cách chức người đàn ông cũng là vị “tổng quản” của ông, ông Kim đã gửi một tin nhắn: “Washington và những thủ phủ khác phải chấp nhận một vị lãnh đạo trẻ hơn, khoảng 30 tuổi sẽ giải quyết những vấn đề an ninh cấp bách của quốc gia.”, theo tờ USA Today.
5. Ông Kim đang cảnh báo những quan chức đảng khác
Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên (KRT) chiếu cảnh ông Jang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị áp giải ra khỏi cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12.
Đồ họa triều đại họ Kim cầm quyền của Triều Tiên
Ông Jang được tin là công cụ giúp ông Kim chuyển đổi quyền lực, và tựa như một “cánh tay phải” của ông. Việc trục xuất này là dấu hiệu rằng bất kỳ thành viên còn lại của đảng đều có thể bị thanh trừ, cho dù có sức mạnh hay quan hệ tốt đến đâu.
Theo tác giả Jean H. Lee viết trên AP: “Bằng cách lật đổ chính người chú của mình, ông Kim đã truyền đi một thông điệp ớn lạnh: Không ai được vượt quá sự cho phép, thậm chí với cả gia đình của mình.
W2 (Theo The Week)