5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 6, 26/05/2017 14:11

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc về một chiến lược mới của Lầu Năm Góc đối với Afghanistan.

Nhiều khả năng chiến lược đó sẽ bao gồm việc gửi hàng ngàn lính Mỹ tới Afghanistan, mà theo nguồn tin quân đội trước đó là khoảng 5.000 binh sĩ.

Tiêu điểm - 5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

 Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ vạch ra chiến lược mới tại Afghanistan. 

Một mặt, đó là tin tốt đối với Kabul, bởi nó sẽ được chú ý trở lại sau một kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ kéo dài mà ông Trump ít nhắc tới cái tên Afghanistan. Mặt khác, nó như một lời cảnh báo đối với Pakistan, quốc gia đã đẩy lực lượng liên quân quốc tế ra khỏi Afghanistan, rằng Mỹ sẽ trở lại và vẫn là một đồng minh thân cận của Kabul.

Sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ cũng sẽ giúp cả Kabul và Washington kiểm soát các động thái của các bên liên quan tại Afghanistan.

Trong trường hợp đó, Mỹ cần phải cân nhắc 5 ưu tiên chiến lược dưới đây để thành công tại Afghanistan:

Thứ nhất, củng cố, cải cách lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan

Mỹ không thể mãi trở thành “cảnh sát” của Afghanistan và theo dõi các nhóm khủng bố đang hoạt động ở nước này. Đó là một danh sách dài gồm những nhóm phiến quân cực đoan, từ Al-Qaeda, Taliban, mạng lưới Haqani, nhánh của IS ở tỉnh Khorasan (ISKP) tới phong trào Hồi giáo Uzbekistan đang hoạt động tại phía Bắc Afghanistan. Điều quan trọng, Washington phải giải quyết những thách thức hiện tại và tương lai thông qua một lực lượng an ninh quốc gia có thực lực, mạnh mẽ với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO.

Tiêu điểm - 5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan (Hình 2).

 Lính Mỹ tại Afghanistan. 

Thêm vào đó, thứ mà quân đội Afghanistan thực sự cần lúc này là vũ khí hạng nặng và một lực lượng không quân được trang bị kỹ lưỡng. Mỹ đã chi ra hơn 70 tỷ USD cho lực lượng an ninh Afghanistan kể từ năm 2002 tới nay, chủ yếu thông qua các hoạt động huấn luyện, đào tạo, nhưng điều Washington cần làm thực sự, là trang bị cho quân đội Kabul vũ khí hạng nặng và những công nghệ tác chiến khác.

Việc tăng cường sức mạnh cho không quân Afghanistan cũng giúp giảm thiểu số binh sĩ Chính phủ gặp tai nạn, thương vong.

Thứ hai, giải quyết vấn đề ma túy ở Afghanistan

Afghanistan là nhà sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới, chiếm 90% nguồn cung toàn cầu. Doanh thu từ lĩnh vực này là khoảng 68 tỷ USD mỗi năm. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng thêm 43%. Nhóm phiến quân Taliban đã kiếm được 400 triệu USD mỗi năm, thông qua việc buôn bán ma túy bất hợp pháp, đặc biệt là từ những tỉnh ở phía Nam Afghanistan như Helmand, Kandahar và Nimruz.

Tiêu điểm - 5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan (Hình 3).

 Các tay súng thuộc phiến quân Taliban ở Afghanistan. 

Nguồn thu nhập trên chính là nguồn tài trợ chính phục vụ hoạt động chiến tranh của Taliban. Hiện tại, khoảng 40% nguồn tiền của Taliban đến từ thuốc phiện, giúp nhóm phiến quân này có thể tổ chức các hoạt động quân sự chống lại Afghanistan và liên quân quốc tế.

Hoạt động buôn bán ma túy trái phép không chỉ giúp Taliban có lợi thế về tài chính, mà còn giúp nhóm này đạt được một số ưu thế về chính trị khi nhận sự hậu thuẫn của những trùm ma túy ở địa phương.

Bởi vậy, có thể nói cuộc chiến chống ma túy ở Afghanistan gắn liền với cuộc chiến chống lại Taliban. Ngăn chặn và giải quyết triệt để vấn đề này sẽ giúp Washington và Kabul tránh được những cuộc giao tranh với các nhóm khủng bố.

Thứ ba, chống tham nhũng trong lực lượng vũ trang

Tiêu điểm - 5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan (Hình 4).

 Quân Chính phủ Afghanistan. 

Tình trạng tham nhũng trong lực lượng Chính phủ Afghanistan là trở ngại chính đối với quá trình chiến đấu chống các phiến quân nổi dậy. Bản thân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani không thể loại bỏ những phần tử tham nhũng trong quân đội, vì vậy cần phải có sức ép từ cộng đồng quốc tế và ý chí chính trị từ bản thân giới lãnh đạo Afghanistan.

Tình trạng tham nhũng trong lực lượng vũ trang Afghanistan đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nó làm suy yếu khả năng sẵn sàng tác chiến và chiến đấu hiệu quả trên thực địa. Vì vậy, vai trò của Mỹ và NATO là làm sao để chấm dứt tình trạng này, tăng cường năng lực cho lực lượng chính phủ Afghanistan.

Thứ tư, tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Taliban

Con đường dẫn tới thỏa thuận hòa bình với Taliban phải thông qua Islamabad vì Pakistan là cản trở lớn nhất trong tiến trình hòa giải giữa nhóm phiến quân với Kabul. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Taliban và gia đình của họ đều có nguồn gốc Pakistan, điều đó sẽ khiến hạn chế khả năng đàm phán giữa phiến quân với Afghanistan.

Cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã nhiều lần tới thăm Islamabad và cố gắng thuyết phục Pakistan đứng ra làm trung gian xúc tác hòa giải với Taliban nhưng tất cả đều không thành. Sau nhiều năm chiến tranh và tiêu tốn hàng triệu USD mà không có kết quả, Taliban, được hậu thuẫn bởi Pakistan, sẽ tiếp tục chiến đấu với Kabul và cộng đồng quốc tế. Để đưa Taliban tới đàm phán, sẽ là khôn ngoan nếu Washington dùng sức mạnh và lợi thế của mình gây sức ép đối với Islamabad.

Cuối cùng, viết một chương mới trong quan hệ với Pakistan: Bạn hay thù?

Trong thập kỷ qua, Pakistan đã thành công trong việc trích quỹ tài trợ của Mỹ để ủng hộ cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, rõ ràng là quốc gia này vẫn tiếp tục bảo vệ những thủ lĩnh của Taliban, phiến quân khiến hơn 2.300 lính Mỹ thiệt mạng trong nhiều năm qua. Taliban sẽ không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của Pakistan.

Tiêu điểm - 5 'lựa chọn sinh tử' của Mỹ tại chiến trường Afghanistan (Hình 5).

 Quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan còn gặp nhiều trắc trở. 

Vì vậy, Mỹ đòi hỏi phải có một chiến lược rõ ràng trong các cuộc đàm phán với Islamabad và xác định, liệu đây có phải một đồng minh trong cuộc chiến chống phe nổi dậy ở Afghanistan hay không. Washington phải yêu cầu phía Pakistan tự quản lý và đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với hoạt động của các cơ sở quân sự, các trại huấn luyện, những khu vực điều trị và trú ẩn của họ ở Pakistan. Chỉ những hành động cụ thể mới có thể chứng minh được thành ý của Islamabad trong cuộc chiến chống khủng bố.

Ông Trump đã từng đưa ra quan điểm về Afghanistan trước khi ông bước vào vũ đài chính trị, với dòng trạng thái đăng trên mạng xã hội vào năm 2013 rằng Mỹ nên rời khỏi Afghanistan ngay lập tức hoặc "nếu phải quay trở lại, chúng ta (Washington) sẽ tiến quân nhanh chóng và mạnh mẽ".

Xung đột tại Afghanistan vẫn vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu cho một hồi kết, vì vậy dư luận đang trông đợi ông Trump sẽ có sự thay đổi chính sách ra sao đối với cuộc chiến tại đây.

Xem thêm: Syria: Giao tranh ác liệt tại Aleppo, tiêu diệt một loạt thủ lĩnh IS

Danh Tuyên 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.