Bầm tím là cách gọi dân gian để chỉ những tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm khi va chạm với vặt cứng, ngã, xô xát...
Khi bị bầm tím, chúng ta sẽ có cảm giác rất khó chịu, thậm chí là ngứa, rát... Vì thế, hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau để đẩy lui vết bầm trong thời gian sớm nhất nhé.
Dấm
Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím. Dấm rượu táo trị chứng viêm nhiễm, sưng phồng, những tổn thương gây bầm tím rất hiệu quả.
Hoặc bạn cũng có thể dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm dấm rượu táo và thoa trực tiếp lên vết thương hay pha lẫn với lòng trắng trứng để thoa lên vết thâm tím.
Hành tươi
Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, bạn có thể sử dụng một loại gia vị ngay trong nhà để trị, đó là hành tươi.
Hãy dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm rất hiệu quả.
Lưu ý: Cách này không dùng với những vết bầm có xuất hiện vết thương hở.
Đắp nước đá
Khi vừa đụng phải cạnh bàn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau.
Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có lẽ đã hơi trễ.
Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn).
Nha đam và ngò tây
Không chỉ là một trong những thực phẩm làm đẹp rất hiệu quả, nha đam còn có công dụng trị những vết bầm tím rất hiệu quả.
Khi kết hợp với và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm.
Bạn hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Chườm ấm
Phương pháp chườm ấm được sử dụng khi bạn chườm đá sau 48 giờ mà vết bầm tím vẫn còn. Hoặc được sử dụng trong trường hợp va đập mạnh, máu tụ nhiều.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng chườm lên vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ.
Lưu ý: Tránh nước quá nóng để tránh trường hợp bị bỏng.
Phương Vy (t/h)