Đồ gia dụng chiếm một lượng lớn mức đầu tư của bạn cho căn nhà yêu quý. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết cách giữ cho các thiết bị gia dụng trong nhà mình luôn trong trạng thái làm việc hiệu quả nhất, bền bỉ nhất qua 5 mẹo đơn giản.
1. Lau dọn thường xuyên
Đây là một yếu tố không bàn cãi trong việc bảo quản thiết bị, nhất là các thiết bị điện tử. Bạn cần lau dọn thường xuyên để có thể loại bỏ các hạt bụi đáng ghét đang cản trở hiệu năng làm việc của máy móc.
Ví dụ, nếu bạn không chịu vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, cụ thể là các khu vực hay chứa nhiều thức ăn, chắc chắn không lâu sau bạn sẽ trở nên vô vọng trong nỗ lực xóa đi các vết đen tưởng chừng như “không thể cậy ra được”.
Hay nếu bạn không giữ phần đệm Gasket sạch sẽ (phần đệm cao su ở trên cửa có tác dụng niêm phong khí lạnh), bụi có thể cản trở quá trình đóng tủ và làm mất tác dụng giữ lạnh. Một ví dụ khác về máy giặt, nếu máy giặt không được kiểm tra và lau dọn thường xuyên, bạn sẽ sớm thấy được hậu quả của điều đó trên quần áo khi giặt xong!
2. Bảo dưỡng bộ phận điện
Các đồ gia dụng sử dụng điện rất cần sự bảo trì thường xuyên của bạn để có thể hoạt động tốt. Hãy luôn kiểm tra bộ phận nối điện của thiết bị, trong trường hợp này là một số bộ phận như dây, các cuộn cáp dẫn.
Nếu phát hiện các dấu hiệu rò rỉ điện, cháy dây hay chập, hãy ngừng ngay việc nối thiết bị vào nguồn điện gia dụng trừ khi bạn muốn xảy ra hỏa hoạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
3. Thay miếng lọc thường xuyên
Đối với các thiết bị như máy hút bụi, máy điều hòa, tủ lạnh và máy rửa bát, miếng lọc nên được thay thường xuyên dựa theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các miếng lọc này sẽ hoạt động với tư cách bộ phận giữ bụi và ngăn chặn các vật thể lạ “chui” vào trong thiết bị.
Nếu miếng lọc bị quá tải, thiết bị của bạn sẽ không còn có thể hoạt động hiệu quả nữa. Điều này cũng là một lí do làm giảm hiệu quả năng lượng cũng như dẫn tới các hỏng hóc cho thiết bị tới từ miếng lọc.
4. Ống dẫn
Các đồ gia dụng có cấu tạo ống dẫn như máy giặt, máy rửa bát, điều hòa và tủ lạnh cũng cần bạn kiểm tra thường xuyên để đảm bảo ống dẫn vẫn trong tình trạng tốt. Theo thời gian, bộ phận này thường bị nẻ, vỡ hay thậm chí tuột ra ngoài.
Hậu quả tới từ hỏng hóc ống dẫn thường rất “chí mạng” đối với thiết bị, cứ tưởng tượng bạn đổ nước lên một chiếc máy chạy điện xem. Thời gian hợp lí để bạn kiểm tra ông dẫn là 5 năm đối với hầu hết các loại thiết bị.
5. Nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia bảo dưỡng.
Một số thiết bị phức tạp đòi hỏi kĩ năng sửa chữa vượt xa khả năng của hầu hết gia đình. Ví dụ như nạp Freon (ga lạnh) cho máy điều hòa. Đồng thời, một chuyên gia cũng sẽ có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong thiết bị nhanh chóng trước khi chúng gây ra hậu quả.