Theo các chuyên gia sức khỏe tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đồ uống tăng lực không thực sự "tăng lực" mà ngược lại còn có khả năng đe dọa đến sức khỏe con người; đồng thời khuyến cáo trẻ em không nên uống.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo mọi người cần phải đề phòng, bởi với một số nhóm người nhất định, đặc biệt là trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người mẫn cảm hay khó tiêu thụ caffeine, hay những người đang sử dụng thuốc, nước uống tăng lực có thể là một mối đe dọa tiềm tàng.
Mỗi lon đồ uống tăng lực có chứa các chất như caffeine, taurine (một loại axit amin), các vitamin, đường và nhiều thành phần khác.
Dưới đây là những tác hại cơ bản của nước tăng lực đối với cơ thể:
Khiến con người bị ức chế: Một thành phần phổ biến khác trong nước tăng lực là guarana. Chất này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến bạn có cảm giác tăng rõ cả về sức lực và tinh thần và giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng và thay đổi tâm trạng.
Mất ngủ: Có thể một lon nước tăng lực sẽ giúp bạn có năng lượng và tỉnh táo để làm việc. Nhưng vào ban đêm, tác dụng của nước tăng lực khiến não bộ không thể nghỉ ngơi theo chu trình sinh học bình thường, khiến bạn không thể có giấc ngủ sâu và mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Bào mòn men răng: Theo các nghiên cứu chỉ ra, axit citric trong nước tăng lực có khả năng ăn mòn răng. Các sản phẩm nước tăng lực có độ axit cao hơn đáng kể so với nhiều loại nước uống thể thao. Do đó, nó có khả năng làm hoảng men răng cao hơn.
Giảm hấp thụ nước và dưỡng chất: Một lượng đường và muối natri tổng hợp cực lớn trong nước tăng lực được chúng ta bổ sung vào cơ thể không những gia tăng các chất gây hại cần đào thải ra ngoài mà còn khiến cơ thể chậm hấp thu nước. Hơn thế nữa, những chất này cũng dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ.
Gây hại cho thận và các cơ quan nội tạng: Tác dụng của các chất kích thích tăng cường calo nhanh chóng trong nước tăng lực khiến các cơ quan nội tạng phải làm việc với cường độ và hiệu suất cực cao. Nhất là thận và hệ thống tim mạch. Để có thể xử lý hết các chất có trong nước tăng lực khi đưa vào cơ thể, thận phải làm việc hết công suất với áp lực lớn. Chính điều này dễ khiến các cơ quan nội tạng rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt.
Phương Anh (Tổng Hợp)