1. Guy Laliberte: Không để người khác làm chủ công việc kinh doanh của bạn
Guy Laliberte là một chàng hề rạp xiếc với bằng cấp chỉ ở mức trung học đến từ Quebec, Canada khi ông dẫn đầu một nhóm những người biểu diễn xiếc và thành lập nên Cirque du Soleil.
Mặc cho những trợ giúp từ chính phủ, các nhà tài trợ và sự chăm chỉ làm việc của Laliberte, rạp xiếc vẫn không thể tồn tại được quá vài năm. Nhưng sau khi Laliberte quyết định chuyển đổi Cirque từ tổ chức phi lợi nhuận thành có lợi nhuận (với quyền sở hữu của ông lên đến một phần ba), phần sở hữu của ông ở trong Cirque đã lên đến 1,8 tỷ đô la.
Kể cả chỉ làm một chàng hề trong rạp xiếc cũng có thể là một nghề nghiệp tốt, miễn là bạn làm chủ.
2. Suze Orman - Nhà tư vấn tài chính: Tiết kiệm ít hơn, kiếm nhiều hơn
Suze Orman kiếm được cả một gia tài bằng cách tư vấn người khác làm giàu mặc dù bà không có bất kỳ kinh nghiệm cá nhân gì trong việc này.
Khi ở độ tuổi giữa 30, bà sống một cuộc sống cao cấp nhưng lại ngập trong nợ nần. Tuy thế, bà không hề giảm sự tiêu xài những thứ xa xỉ. Thay vào đó, đấy chính là động lực cho bà làm việc cật lực hơn để kiếm thêm tiền.
Bà luôn tận dụng triệt để các cơ hội kiếm tiền. Ngày nay, bà có thể thoải mái tiêu 300.000 đô đi khắp thế giới trên chuyên cơ riêng.
Tóm lại, bạn nên dành thời gian tìm kiếm cơ hội kiếm thêm tiền thay vì ngồi một chỗ đếm từng đồng tiền tiết kiệm được.
3. Adam McKay: Win-win là cách để thua cuộc
Adam McKay là một trong những đạo diễn/nhà sản xuất thành công nhất Hollywood.
Ông từng hợp tác với diễm viên hài nổi tiếng Will Ferrell trong các phim như Step Brothers, The Other Guys và Anchorman...
Sự nghiệp của ông có lẽ sẽ không bao giờ bắt đầu nếu như không có cuộc đàm phán để được sản xuất phim khi ông còn là một thành viên viết kịch bản cho show truyền hình Saturday Night Live.
Lúc đàm phán với chủ show Lorne Michaels, ông không hề muốn một cuộc đàm phán win-win (2 bên cùng có lợi), mà ông đi luôn vào vấn đề chính rằng nếu chủ show muốn ông ở lại làm cho show truyền hình thì phải cung cấp cho ông một đoàn làm phim riêng để ông có thể bắt đầu làm phim. Nếu không, ông sẽ bỏ việc ở đó. Chủ show cuối cùng đã "ngả mũ" trước yêu cầu của ông.
4. Warren Buffett: Biết làm là tốt, nhưng biết chọn người biết làm sẽ còn tốt hơn
Warren Buffett biết được rất nhiều kiến thức về đầu tư khi ông còn rất trẻ, nhưng những kiến thức ấy cũng chẳng giúp được gì nhiều cho ông bởi vì ông thiếu nhân lực giỏi để giúp đỡ mình.
Buffett chỉ trở nên giàu có khi ông vượt qua được tính nhút nhát của mình, bắt đầu tuyển dụng người tài giúp ông trong công cuộc đầu tư và mua bán cổ phiếu. Tóm lại, không ai tự nhiên giàu có được một mình cả.
5. Steve Jobs - nhà sáng lập Apple: Không có gì thành công hơn là sự thất bại
Vào thập niên 80', Steve Jobs đã nhìn thấy được tính khả thi của hình ảnh ba chiều có thể làm nên một cuộc cải cách trong các lĩnh vực "khủng" như quốc phòng, dầu lửa và y tế.
Tuy vậy, "vạn sự khởi đầu nan", công ty Pixar chuyên về hình ảnh ba chiều của ông đã phải ngừng sản xuất vào năm 1991, và ông bị thiệt hại hàng triệu đô la.
Vào thời điểm đó, đơn vị duy nhất trong Pixar có lợi nhuận là một nhóm nhỏ dùng phần mềm của Pixar làm quảng cáo. Nhóm này sau đó thành lập nên phim trường Pixar và sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Toy Story.
Khi Steve Jobs qua đời năm 2011, 70% trong gia tài 8,3 tỷ đô của ông đến từ cổ phần trong phim trường Pixar - một lĩnh vực mà Steve chưa bao giờ có ý định bước chân vào.
6. Richard Branson - nhà sáng lập hãng bay Virgin: Chia công việc cho người khác
Richard Branson bị chứng khó đọc nghiêm trọng, nhưng ông lại coi đó là một trong những điểm mạnh của mình.
Tập đoàn Virgin đặt cược vào các doanh nhân có ý tưởng hay phù hợp với chiến lược của thương hiệu Virgin. Nhờ đó, ông luôn có những doanh nhân có tài cùng chí hướng với mình giúp ông quản lý công ty.
Richard Branson từng nói rằng: "Nếu tôi biết đọc bản báo cáo tài chính, thì tôi sẽ chẳng thành công như hôm nay", bởi vì nhờ không biết mà ông có thể thuê những người chuyên gia giỏi để làm những việc ông không làm được.