Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi lẽ trong khi ta ngủ, mọi cơ quan trong cơ thể sẽ được thư giãn để tái tạo lại năng lượng sống. Cơ thể bạn sau một ngày hoạt động rất cần được nghỉ ngơi và nạp năng lượng để có thể tiếp tục hoạt động. Đôi khi ai cũng nghĩ rằng ngủ là việc dễ và nhanh nhất nhưng thực tế thì các thói quen xấu vô tình dẫn đến chứng mất ngủ, khó ngủ. Nếu bị mất ngủ nhưng chưa tìm được nguyên nhân thì nên xem lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt và đôi khi chỉ cần thay đổi thói quen hàng ngày là bạn có thể khắc phục được.
Uống quá nhiều nước trước khi ngủ
Buổi tối là thời điểm các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên làm chậm quá trình hydrate hóa. Uống quá nhiều chất lỏng kể cả nước, súp, nước canh hay trà thảo dược có thể khiến bạn thức dậy nhiều để đi tiểu vào giữa đêm. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bỏ lỡ nhiều chu kỳ giấc ngủ phục hồi, nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Bởi vậy, trước khi ngủ nên uống lượng nước vừa phải để đảm bảo giấc ngủ ngon.
Ăn tối muộn
Bữa tối rất quan trọng đối với giấc ngủ của nhiều người. Nhưng do tính chất công việc mà nhiều người có thói quen ăn tối muộn và đi ngủ ngay sau đó. Điều này, rất có hại cho sức khỏe vì ăn xong không vận động sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, khi cơ thể quá no trước khi ngủ sẽ làm tăng áp lực co thắt thực quản dẫn đến trào ngược axit và làm gián đoạn giấc ngủ. Thêm vào đó, tình trạng thiếu tỉnh táo sẽ làm giảm năng suất công việc vào ngày hôm sau.
Ăn tối quá sớm
Khi ăn tối sớm, cơ thể sẽ tiêu thụ được một lượng calo nhất định trước khi đi ngủ. Hệ tiêu hóa sẽ không bị áp lực quá lớn, có đủ thời gian để thực hiện quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Bên cạnh đó, ăn tối sớm sẽ khiến bạn ít có cảm giác thèm ăn vặt, kiểm soát tốt lượng thức ăn và giúp cơ thể kiểm soát, giảm cân tốt hơn.
Nếu bạn ăn tối vào lúc 5h chiều và đi ngủ sau 11h tối, cơn đói có thể khiến bạn khó mà ngủ ngon.
Uống cà phê vào buổi chiều
Bạn có thể cho rằng một tách cà phê vào buổi chiều sẽ giúp bạn tập trung và tỉnh táo hơn vào những giờ làm việc cuối cùng, nhưng cơ thể bạn cần tới 6 tiếng đòng hồ để xử lý và tiêu thụ nửa lượng caffeine mà bạn đã uống vào. Chất kích thích này có thể gây bồn chồn và mất ngủ vào ban đêm.
Uống quá nhiều rượu bia
Trong rượu có chứa rất nhiều chất có hại như methanol, chì... Những chất này sau khi hấp thụ vào cơ thể, cần dựa vào chức năng giải độc của gan mới có thể thể bài tiết ra. Ban ngày cơ thể người diễn ra quá trình trao đổi chất rất mạnh, độc tố trong rượu khá dễ dàng được gan bài tiết (qua mồ hôi và đi tiểu), nhưng uống rượu trước khi đi ngủ vào ban đêm, cơ thể diễn ra qua trình trao đổi chất giảm chậm, chức năng giải độc của gan cũng yếu đi, vì thế các chất độc, hại dễ dàng được tích tụ, cực kỳ không tốt cho sức khỏe của con người.
Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ REM (giai đoạn giấc ngủ sâu), khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, không sâu và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, uống nhiều bia rượu sẽ khiến cơ thể mất nước, cảm giác khát sẽ khiến bạn khó ngủ.
Ăn kem trước khi đi ngủ
Kem chứa nhiều chất béo, đường và carbohydrate kích thích não bộ gây khó ngủ. Ăn thực phẩm nhiều đường trước khi đi ngủ còn gây ra ác mộng khiến bạn mệt mỏi khi tỉnh dậy. Các thực phẩm giàu chất béo làm chậm tốc độ tiêu hóa, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, từ đó khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
Lưu ý: Bữa ăn tối là một trong ba bữa ăn chính trong ngày thường diễn ra trong khoảng từ 17 - 20h. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để ăn tối là cách giờ đi ngủ 3 giờ. Điều này là thời gian đủ để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nếu kết hợp một số bài tập nhẹ giúp giảm lượng calo và thực phẩm nhanh được chuyển hóa.
Trúc Chi (t/h)