600 người/xã đăng ký học nghề… hoạn lợn: Bi và hài

600 người/xã đăng ký học nghề… hoạn lợn: Bi và hài

Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Thu Thảo

Thứ 6, 24/03/2017 17:31

Bộ trưởng LĐ-TB&XH cho biết thực tế việc một xã có 600 người đăng ký học nghề… hoạn lợn. Đằng sau nó là cả một câu chuyện bi nhiều hơn hài.

Đen: Ông biết tin gì chưa? Giống lợn sắp tuyệt chủng rồi!

Đá: Đùa à, giết thịt rồi lại nuôi, làm sao mà hết giống được?

Đen: Hôm 23/3, trong hội nghị toàn quốc về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ trưởng LĐ-TB&XH nêu lên thực tế 1 xã có tới 600 người đăng ký học nghề… hoạn lợn.

Đá: Nghề ấy có gì hay ho mà nhiều người đăng ký học thế?

Đen: Chẳng qua họ chỉ ghi tên để lĩnh tiền chế độ thôi.

Đá: À, tôi nhớ rồi. Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, những lao động trong danh sách ưu đãi được hỗ trợ học nghề số tiền 3 triệu đồng/người/khóa học, ngoài ra còn hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

Đen: Theo đó, mức kinh phí dự kiến hỗ trợ lao động nông thôn học nghề là 20.308,2 tỷ đồng.

Đá: Học xong, cầm tấm bằng hay chứng chỉ đào tạo nghề đó chắc cơ hội việc làm rộng mở lắm!

Cafe8 - 600 người/xã đăng ký học nghề… hoạn lợn: Bi và hài

  Một lớp dạy nghề Chăn nuôi thú y ở Hà Giang cho bà con dân tộc. Ảnh: Dân Việt.


Đen: Chứ lại đùa đâu. Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa cơm của người Việt. Người tiêu dùng ở khu vực thành thị tiêu thụ tới 50% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên cả nước.

Đá: Tôi còn nhớ thời điểm tháng 5/2016, mỗi ngày có khoảng 500 tấn lợn được xuất qua cửa khẩu Quảng Ninh cơ mà.

Đen: Tôi cũng thấy hầu như ở các siêu thị chỉ nhập thịt bò ngoại chứ không thấy thịt lợn ngoại, gà vịt ngoại.

Đá: Hình thức đào tạo nghề sát với thực tế và nhu cầu của lao động nông thôn thật!

Đen: Thế nhưng việc này vẫn gặp nhiều vướng mắc từ Trung ương đến địa phương.

Đá: 2 bộ LĐ-TB&XH và NN&PTNT còn lúng túng, chưa biết bộ nào làm việc nào chứ gì?

Đen: Đơn giản thôi, chẳng phải Bộ trưởng 2 bộ này đã thống nhất rằng nghề nào thuộc nông nghiệp thì sẽ thuộc bộ NN&PTNT, còn lại các nghề phi nông nghiệp thuộc bộ LĐ-TB&XH.

Đá: Ngoài ra, phân bổ vốn chậm, cơ chế chính sách cũng là những nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong việc đưa đề án vào thực tế.

Đen: Vốn là một phần, với sự ỷ lại chỉ chờ “con cá” mà không muốn mất sức câu của nhiều người thì có vốn giời cũng không lại được.

Đá: Cũng đúng, nhiều người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, thậm chí có người còn chẳng được đào tạo gì mà vẫn thành công đấy thôi.

Đen: Thế nên vấn đề ở đây không phải là chuyện hoạn lợn, cũng chẳng phải số lượng “khủng” người đăng ký học nghề chỉ để lấy tiền hỗ trợ kia mà là ý thức chủ động và sự nỗ lực thoát nghèo của nhiều người khi đã được Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ “cần câu, con cá”.

Đ.Đ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.