1. Chặn theo dõi thư điện tử
Việc làm việc trên internet khiến người dùng sử dụng cùng một lúc một hoặc nhiều thư điện tử. Tuy nhiên, thư điện tử vẫn có một dụng cụ để theo dõi các hoạt động của người dùng gọi là theo dõi email.
Email tracking (hay còn gọi là theo dõi email) là phương pháp giám sát xem email gửi đi đã đến với hay đọc được bởi người nhận hay chưa.
Xét về khả năng, e-mail giờ đây tương tự như các trang Web, có nghĩa là người gửi có thể gắn kèm các thành phần khác vào thư để theo dõi những gì đang xảy ra trong hộp thư của bạn.
Rất may, có một cách thực sự dễ dàng để chặn nó trên Gmail. Khi đăng nhập vào tài khoản Gmail, chỉ cần nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải, sau đó chọn "Settings".
Tiếp theo, cuộn xuống cho đến khi thấy hàng "Images" và chọn "Ask before displaying external images". Cuối cùng là nhấn nút lưu các thay đổi.
2. Dừng theo dõi vị trí
Tính năng "Lịch sử vị trí" cho phép Google biết người dùng đang ở đâu. Theo Google, mục này đem lại "bản đồ cá nhân hóa, nội dung đề xuất dựa trên các địa điểm người đã ghé thăm, tính năng tìm điện thoại, thông tin giao thông theo thời gian thực trên tuyến đường người dùng đi làm và quảng cáo hữu ích hơn".
Tuy nhiên, ứng dụng này có thể nảy sinh nhiều vấn đề nếu thiết bị của người dùng bị tấn công, chiếm đoạt. Do đó, để tạm thời tắt tính năng này, người dùng cần truy cập vào tài khoản Google.
Sau đó, nhấp vào biểu tượng hình tròn ở phía trên bên phải màn hình. Tiếp theo, nhấp vào Google Account" > "Data & personalization" > "Location History". Cuối cùng chọn mục "Paused".
3. Tắt tính năng ghi âm giọng nói
Như đã biết, Google không chỉ là một trình duyệt. Công ty cũng chịu trách nhiệm về Google Assistant, ứng dụng được điều khiển bằng giọng nói. Công cụ này có thể gửi bản ghi các cuộc hội thoại của người dùng đến người thật để họ nghe và phiên âm .
Việc này cũng khiến thông tin cá nhân của người dùng bị rò rỉ nếu thiết bị bị chiếm dụng trái phép. Để tắt tính năng này, người dùng hãy quay lại trang "Data & personalization" rồi nhấp chọn mục "Voice & Audio Activity". Tại đây, người dùng chỉ việc tắt các mục đang được bật bằng cách nhấn nút "Paused".
4. Xóa lịch sử mua hàng
Nếu người dùng sử dụng Gmail, Google đã theo dõi việc mua hàng của họ. Người dùng không thể tắt tính năng này tuy nhiên có thể xóa bỏ các mục đã mua trong danh sách này.
Để xóa các mục, hãy truy cập https://myaccount.google.com/purchase và xem phần "Gmail confirmations.". Tiếp theo, nhấp vào mục muốn xóa rồi chọn "REMOVE PURCHASE" > "VIEW EMAIL" > "More" (nhấp vào ba dấu chấm dọc ở bên phải màn hình) > "Delete this message".
5. Bỏ qua công cụ tìm kiếm Google
Ngừng sử dụng Google để tìm kiếm. Thay vào đó, người dùng nên sử dụng công cụ tìm kiếm DuckDuckGo. Đây được xem là công cụ tìm kiếm ít không theo dõi người dùng.
Trong trường hợp người dùng buộc phải sử dụng Google để tìm kiếm thì không nên tiến hành việc này khi đang truy cập vào tài khoản Google. Việc này sẽ liên kết những tìm kiếm đó với tài khoản Google của người dùng và từ đây có thể rò rỉ các thông tin cá nhân.
Người dùng có thể chọn một số trình duyệt khác để tìm kiếm Là một biện pháp bổ sung, hãy sử dụng một trình duyệt hoàn toàn khác, như Firefox, cho tất cả các nhu cầu không phải là Tài khoản Google của bạn.
6. Bật tính năng xác minh hai bước
Nếu bị hack, không có gì trong tài khoản Google của người dùng là riêng tư nữa. Do đó, người dùng cần phải có chế độ bảo mật "2 lớp" bằng cách bật tính năng xác minh 2 bước. 2FA , một hình thức bảo mật tài khoản bổ sung, sẽ giúp ngăn chặn việc tài khoản người dùng dễ dàng bị tấn công.
Để bật tính năng này, trước tiên hãy truy cập trang https://myaccount.google.com/. Tiếp đến hãy chuyển đến "Security" > "2-Step Verification" > re-enter your password và làm theo các bước để thiết lập ứng dụng Authenticator.
7. Ẩn khỏi người dùng khác
Để bật tính năng này, khi đăng nhập hãy rê chuột qua biểu tượng bên cạnh mỗi thông tin cá nhân. Khi thích hợp, hãy thay đổi cài đặt thành "Ẩn khỏi người dùng khác."