7 loại rau củ "ngậm" đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn

7 loại rau củ "ngậm" đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 7, 01/06/2024 08:30

Nhiều người vẫn thường xuyên ăn những loại rau củ này mà không biết chúng có thể chứa độc tố, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.

Sắn chưa nấu chín

Sắn có thể trở thành loại rau củ ngậm đầy độc tố nếu bạn không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide - một chất rất độc. Chất này có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, thậm chí dẫn đến tê liệt và tử vong.

Để tránh say sắn, khi chế biến bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (tốt nhất là ngâm bằng nước vo gạo). Khi luộc, cần mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, và đặc biệt phải luộc thật chín mới ăn. Khi nếm thử nếu thấy có vị đắng thì nên bỏ.

Cà chua xanh

Đời sống - 7 loại rau củ 'ngậm' đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, BS Nguyễn Đình Thục, Hội Đông y Việt Nam, cho biết, cà chua xanh mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng lại chứa hàm lượng khá lớn alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày...

Trong quá trình chín của cà chua, lượng alkaloid giảm dần và sẽ hết khi quả chín đỏ. Vì vậy, bạn không nên ăn cà chua xanh, nếu vẫn sử dụng thì không nên dùng quá nhiều và thường xuyên.

Bí đỏ để lâu ngày

Đời sống - 7 loại rau củ 'ngậm' đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn (Hình 2).

Bí đỏ không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, bí đỏ để lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bí đỏ có hàm lượng đường cao, nếu để trong thời gian dài sẽ bị lên men và biến chất.

Người ăn loại bí này có thể ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy. Nếu bí đỏ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đã bị biến chất, không nên ăn.

Gừng thối, mốc

Theo bác sĩ Bao Zhijun (Bệnh viện Đông Trung Quốc, Đại học Phúc Đán): Gừng thối có thể gây hại cho gan bởi chúng có chứa một lượng nhỏ safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư thực quản.

Sau khi gừng bị thối, độc tố safrole sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Bác sĩ cảnh báo gừng một khi đã hư hỏng thì không nên mua về, nếu trong nhà có gừng hỏng thì tốt nhất nên vứt đi.

Tốt nhất khi mua gừng bạn nên chọn những củ có màu sắc tươi sáng, cầm chắc tay, không giập, hỏng mốc để đảm bảo sức khoẻ.

Khoai tây mọc mầm

Đời sống - 7 loại rau củ 'ngậm' đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn (Hình 3).

Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lâu dài có thể gây tổn hại sức khỏe. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính. Bởi không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp nhiều chất này thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.

Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô. Vì vậy, bạn nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Việc ngâm mộc nhĩ khô trong nước trước khi nấu sẽ giúp lượng porphyrin còn lại bị hòa tan.

Khi ngâm mộc nhĩ khô, bạn cần lưu ý thay nước nhiều lần, tốt nhất không ngâm quá hai tiếng vì ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.

Măng chưa xử lý kỹ

Đời sống - 7 loại rau củ 'ngậm' đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn (Hình 4).

Măng chứa độc chất cyanogen glucosides, có thể gây tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch kém, dị ứng rất dễ gặp các triệu chứng khó chịu khi ăn măng.

Bạn nên xử lý măng đúng cách để tránh bị ngộ độc. Đầu tiên, cần bóc bỏ lá măng, bỏ rễ rồi thái thành lát mỏng, đun sôi trong nước muối nhạt vài chục phút, trong quá trình đun nên mở nắp để loại bỏ chất độc. Bạn có thể luộc măng vài lần để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không ăn măng tươi hoặc chưa luộc kỹ để tránh ngộ độc.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.