Tàu chiến và tàu ngầm Nga rời khỏi căn cứ Tartus
Hãng thông tấn AVP đưa tin, Nga dường như đã khẩn cấp rút toàn bộ tàu chiến và tàu ngầm khỏi căn cứ hải quân ở Tartus, biển Địa Trung Hải.
Mối quan hệ giữa Nga và Anh trở nên căng thẳng vì tàu chiến Anh vi phạm lãnh hải của Nga. Như đã thông tin trước đó, tàu khu trục Anh đã phớt lờ các cảnh báo của Nga và xâm nhập vào lãnh hải của Nga.
Liên quan đến vụ việc, Moscow tuyên bố tàu chiến Nga đã nã đạn và máy bay Nga đã thả 4 quả bom để cảnh báo. Tuy nhiên, phía Anh lại phủ nhận việc bị tấn công. London cho biết, họ không cảm thấy bị đe dọa.
Thời gian tới, căng thẳng có thể sẽ leo thang khi mới đây, tàu chiến và tàu ngầm của Nga đã rút khỏi Địa Trung Hải và được cho là đang hướng đến khu vực có nhóm tàu sân bay do tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth dẫn đầu.
Mặc dù chưa có bình luận chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga nhưng hình ảnh từ vệ tinh cho thấy, không còn tàu chiến nào ở căn cứ hải quân của Nga ở Syria.
Thế nhưng, các chuyên gia từ AVP cũng đưa ra giả thiết, các tàu chiến Nga có thể đang tham gia các cuộc tập trận, những cuộc tập trận này cũng có thể có sự góp mặt của máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và tiêm kích MiG-31K.
Tu-22M3 được phương Tây gọi là "sát thủ hàng không mẫu hạm", trong khi tiêm kích MiG-31K được trang bị tên lửa siêu thanh Dagger (còn được gọi là tên lửa Kinzhal). Hai loại máy bay nay đều có thể dễ dàng tiêu diệt tàu sân bay của đối phương bằng một đòn tấn công trực diện.
Theo các chuyên gia, Nga có thể đang chuẩn bị phản ứng mạnh mẽ trước các hành động của Anh. Cuộc tập trận quy mô lớn nhằm vào NATO và màn trình diện tên lửa siêu thanh Dagger sẽ là thông điệp rắn gửi đến những "kẻ muốn gây hấn".
London tiếp tục gửi tàu chiến đến Biển Đen
Căng thẳng tại Biển Đen sẽ chưa thể giảm nhiệt được ngay, thậm chí có thể trở nên căng thẳng hơn trong những ngày tới.
Trong khi các tàu chiến và tàu ngầm Nga được cho là đang hướng đến khu vực có đội tàu của NATO, thì có vẻ như London đang gia tăng thêm căng thẳng.
Ngày 28/6, hãng thông tấn AVP thông tin, London đã cử một tàu chiến khác đến Biển Đen để trợ giúp tàu khu trục của họ.
Tình hình gần biên giới Nga đã leo thang nghiêm trọng trong 72 giờ qua. Ngoài sự xuất hiện của các tàu chiến từ Hoa Kỳ, Hà Lan và Anh ở khu vực ngoài khơi bờ biển Crimea, London còn khiến căng thẳng leo thang khi bất ngờ điều tàu chiến Trent đến Biển Đen. Theo báo cáo, Trent là sự bổ sung nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khu trục tên lửa.
Được biết, hiện tàu chiến của Anh, Trent đã đi vào vùng biển của Biển Đen. Hành trình của tàu chiến Anh vẫn chưa được xác định nhưng điều đáng chú ý là tàu chiến này được điều đến Biển Đen sau tuyên bố của Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng, không loại trừ những sự cố mới sẽ xảy ra ngoài khơi Crimea.
Về khả năng bảo vệ của Trent, thật sự Trent khó có thể thực hiện được nhiệm vụ này, bởi vũ khí của nó khá nghèo nàn thế nên khả năng bảo vệ của Trent rất hạn chế. Vậy, động cơ thật sự phía sau việc điều Trent đến Biển Đen là gì? Có lẽ, chúng ta sẽ có câu trả lời trong những ngày tới.
HÒA AN (Theo AVP)