Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi sơ cứu người bị nạn bạn cần lưu ý:
Cố gắng làm cơ thể đổ mồ hôi khi bị sốt
Khi bạn đang bị ốm, cảm giác nóng lên cùng lúc bạn thấy run rẩy cho biết, nhiệt độ cơ thể của bạn đang tăng lên. Khi chúng ta âm lên, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng nhanh hơn. Mặc dù, nhiệt đó giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng, nhiệt đột cơ thể cao hơn 38 độ C gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi.
Nếu bạn đang bị sốt kèm theo run rẩy, tốt nhất nên làm mát hơn là làm nóng mình lên.
Không đặt bất cứ vật gì vào miệng người bị động kinh
Bạn có thể làm vỡ răng của bệnh nhân động kinh nếu đặt một cái gì đó trong miệng. Thực tế, người bị động kinh không thể cắn đứt lưỡi mình vì nó đang bị kéo căng bởi một lực lớn.
Bệnh nhân có thể cắn lưỡi một chút nhưng không gây ra bất kỳ tác hại nào lớn. Điều tốt nhất bạn cần làm là đặt một vật mềm dưới đầu họ vì điều này có thể giúp bệnh nhân tránh được bất kỳ chấn động nào của não.
Không dùng kem để trị bỏng ngay lập tức
Khi da chị bỏng vì bất cứ lý do nào, hơi nóng sẽ lan tỏa sâu vào bên trong vết bỏng. Điều tốt nhất để làm lúc này là để vị trí bị bỏng dưới nước lạnh trong khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp làm mát vết thương. Bạn không nên bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng lúc này. Hãy bôi kem trị bỏng sau khi làm mát vết bỏng dưới nước sau 20 phút.
Không kéo một người bị thương ra khỏi ô tô mà không có chuyên gia y tế
Nếu tai nạn xảy ra trên đường, bạn không nên tự ý di chuyển người bị thương, và tuyệt đối không cố kéo người bị thương ra khỏi xe. Hành động này có thể khiến tình hình người bị thương xấu đi. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong những tình huống cực đoan nhất - ví dụ như khi chiếc xe bị cháy.
Dưới đây là những gì bạn cần làm khi rơi vào tình huống này:
- Gọi xe cứu thương.
- Nếu có thể, bạn nên tắt động cơ xe.
- Máu ngưng chảy.
- Giúp nạn nhân để giữ bình tĩnh.
Không vỗ lưng người bị nghẹn
Nếu bạn vỗ lưng người bị nghẹn, bạn sẽ vô tình đẩy thức ăn vào sâu hơn, dễ gây tắc khí quản và nghẹt thở. Điều bạn cần làm là trấn an người bị nghẹn, đảm bảo họ bình tĩnh, bảo họ thở thật chậm. Điều này có thể giúp giảm bớt tình trạng nghẹn và đưa thức ăn ra ngoài.
Không cố rút lưỡi người bị bất tỉnh ra
Điều này vô cùng nguy hiểm với một người bất tỉnh đang nằm, kéo lưỡi có thể khiến lưỡi rơi trở lại và chặn đường thở của họ.
Để đảm bảo điều này không xảy ra, chỉ cần đặt người bệnh nằm nghiêng hoặc di chuyển đầu của họ quay trở lại. Bạn không nên cố kéo lưỡi của họ ra khỏi miệng.
Không dùng băng garô với vết thương chảy máu động mạch
Chảy máu động mạch khá dễ phát hiện ra. Khi bị đứt động mạch, máu sẽ phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có thể gây mất lượng máu lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Lúc này bạn cần lập tức đặt ngay miếng vải lên miệng vết thương và đè chặt lên đó để tạo lực đề. Bạn cần hành động thật nhanh để tránh mất nhiều máu, dẫn đến co giật. Sau đó, hãy gọi 115 đưa người bệnh đến trạm y tế gần nhất để cầm máu
Với băng ga rô, bạn chỉ nên sử dụng khi khi việc cầm máu bằng lực đè thất bại vì nó có thể gây tổn thương đến các tế bào còn nguyên vẹn. Khi dùng băng garô để cầm máu, bạn hãy lưu ý phải nới lỏng băng trong vài giây mỗi 10 phút một lần để máu tiếp tục lưu thông.
Không chà, ngâm nước nóng vùng bị bỏng lạnh
Khi bị bỏng lạnh, bạn tuyệt đối không chà xát vết bỏng vì có thể làm hỏng mao mạch, khiến tình hình tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước nóng trị vùng cơ thể bị bỏng lạnh. Nếu bạn đã bị tê buốt, bạn nên cố gắng làm ấm vùng cơ thể bị bỏng lạnh chầm chậm - đặt bàn tay vào trong nước lạnh, dần dần tăng nhiệt độ.
Đo lường khả năng trước khi giúp đỡ người bị nạn
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên xem xét hành động nào có thể cứu người và đảm bảo bản thân vẫn an toàn. Bạn nên giúp người bị nạn khi chắc chắn rằng, bạn không gây nguy hiểm cho bản thân mình.
Chẳng hạn, nếu bạn chạm vào một người đang bị điện giật, chắc chắn cả hai sẽ bị thương vong thay vì một người bị nạn. Trong trường hợp này, bạn cần tìm vật dụng bằng gỗ cách điện để tách nguồn điện hoặc cắt cầu dao điện.
Bạn cần lưu ý rằng, trong trường hợp khẩn cấp, hành động vô ý sẽ khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Chính vì vậy, cần chắc chắn khả năng giúp đỡ của bạn rồi mới hành động.
Nhã Nam (Theo Brightside)