9 thí sinh dự tuyển 2 chức danh Phó Vụ trưởng của bộ Nội vụ

9 thí sinh dự tuyển 2 chức danh Phó Vụ trưởng của bộ Nội vụ

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 3, 28/11/2017 11:52

Bộ Nội vụ vừa công bố danh sách 9 thí sinh dự tuyển vào 2 chức danh Phó Vụ trưởng vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức và Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế.

Theo thông báo số 6146/TB-BNV, bộ Nội vụ vừa công bố danh sách dự thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ năm 2017. Theo danh sách này, có 9 thí sinh dự thi vào 2 chức danh: Phó Vụ trưởng vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức và Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế.

Trong đó, 5 thí sinh gồm: Lê Đạt, Nguyễn Thu Hoài, Tô Thị Linh, Trần Trung Kiên và Lê Thị Kim Oanh sẽ dự thi vào chức danh Phó Vụ trưởng vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức. Nhóm 4 thí sinh còn lại gồm Phạm Thu Hằng, Hoàng Kim Thủy, Nguyễn Thị Kim Thảo, Trần Thị Liên Hương sẽ dự thi vào vị trí Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế.

Trong số 9 thí sinh dự thi vào 2 chức danh nói trên, có 7 thí sinh nữ. Nhóm các thí sinh này đều đang làm việc tại các Vụ thuộc bộ Nội vụ. Hiện, bộ Nội vụ cũng chưa công bố thời gian cụ thể tổ chức việc thi tuyển.

Xã hội - 9 thí sinh dự tuyển 2 chức danh Phó Vụ trưởng của bộ Nội vụ

Trụ sở bộ Nội vụ. (Ảnh: Internet).

Trước đó, tháng 10/2017, bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương tại một số đơn vị thuộc, trực thuộc bộ Nội vụ năm 2017 và năm 2018. Các chức danh thi tuyển gồm: 1 Phó Chánh Văn phòng Bộ; 1 Phó Chánh Thanh tra Bộ; 1 Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế; 1 Phó Vụ trưởng vụ Chính quyền địa phương; 1 Phó Vụ trưởng vụ Pháp chế; 1 Phó Vụ trưởng vụ Tiền lương; 1 Phó Vụ trưởng vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; 1 Phó Viện trưởng viện Khoa học tổ chức Nhà nước.

Hình thức thi tuyển gồm thi viết và trình bày đề án. Nội dung thi: Kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự thi và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.

Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100. Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án. Trường hợp người dự thi có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhưng có 2 thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm bài thi viết dưới 50 điểm thì Thư ký Hội đồng thi tuyển phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.

Thi trình bày Đề án bao gồm: Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự thi nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn; kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.

Điểm thi trình bày Đề án được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau: (1) Xây dựng đề án: 20 điểm; (2) Bảo vệ đề án: 40 điểm; (3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm; thời gian trình bày Đề án tối đa 30 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án 30 - 40 phút...

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.