ADB: Đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế sau đại dịch

ADB: Đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế sau đại dịch

Nguyễn Lê Tùng Phong
Chủ nhật, 05/12/2021 | 09:26
0
Trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, đại diện ADB cho rằng đầu tư công vào hạ tầng bền vững và hỗ trợ xuất khẩu sẽ tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế.

Ngày 5/12, trong Phiên Toàn thể - Tọa đàm cấp cao của Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, đã trình bày tham luận về kinh nghiệm phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của một số nước châu Á, kèm theo một số bài học và hàm ý chính sách cho Việt Nam. 

Trong tham luận của mình, ông Cường đã tổng hợp, so sánh và phân tích một số xu hướng chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch của các nước châu Á. Theo đó, hầu hết các nước đều tập trung nguồn lực với 6 nhóm ưu tiên chính như sau: hỗ trợ hệ thống y tế đối phó với dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và mở rộng bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội, hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị ảnh hưởng, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi, tăng đầu tư công, và kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.

Kinh tế vĩ mô - ADB: Đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế sau đại dịch

Toàn cảnh diễn đàn.

Về các biện pháp tài khóa, phân tích của ADB cho thấy hầu hết các nước đều tăng cường chi ngân sách hỗ trợ (16/16 nước thống kê), kết hợp miễn, giảm, hoãn, gia hạn nộp thuế, phí (15/16 nước thống kê), nhiều nước cũng có hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện pháp hỗ trợ lãi vay, thanh khoản, bảo lãnh.

Theo số liệu ADB thu thập, các khoản chi dành cho y tế, sức khỏe và hỗ trợ thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của gói kích thích tài khóa. Tổng hợp của ADB cho thấy hỗ trợ thu nhập trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất (48,5%) trong gói hỗ trợ trị giá khoảng 3,1 nghìn tỷ USD của các nước đang phát triển châu Á.

Tuy nhiên, quy mô các gói hỗ trợ tài khóa trong khu vực có sự phân biệt do tiềm lực kinh tế và không gian tài khóa của mỗi quốc gia cũng như mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Một số nước đã phải áp dụng việc nới lỏng trần nợ công để ứng phó với đại dịch, gần đây nhất là Thái Lan đã nâng trần nợ công từ 60% lên 70% GDP.

Còn về thời gian và nhịp độ của chính sách tài khóa, nhìn chung các nước đều căn cứ vào tình hình thực tế và có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh. Một số nước đã bổ sung ngân sách nhiều lần hoặc tung ra các gói kích thích mới khi nền kinh tế vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng xấu bởi đại dịch Covid (Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…), đồng thời các biện pháp hỗ trợ cũng được gia hạn thêm thời gian đủ dài. 

Bên cạnh đó, các nước châu Á còn phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa để ứng phó hậu quả đại dịch Covid-19. Trong khi một số nước như Hàn Quốc, Indonesia và Philippines cho phép Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu Chính phủ từ thị trường sơ cấp/ thứ cấp, một số nước lại thông qua Ngân hàng Trung ương hỗ trợ nguồn tài chính với lãi suất ưu đãi cho các tổ chức tín dụng để thực hiện công cụ tài chính chuyển nhượng và thỏa thuận mua lại tài sản. 

Từ những phân tích trên, ADB cho rằng có thể rút ra một số hàm ý chính sách nhất định. Đầu tiên, do khủng hoảng kinh tế - xã hội xuất phát từ dịch bệnh mà không từ nguyên nhân kinh tế - tài chính, các giải pháp chuyên môn về y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ mang tính hỗ trợ. 

Thứ hai, trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cần thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong giai đoạn 3-5 năm sau đó. 

Thêm vào đó, các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng sẽ không kém phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi, nhưng Chính phủ cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn.

Đầu tư công, theo ADB, sẽ tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo vì cơ sở hạ tầng bền vững sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ hậu đại dịch. ADB cho rằng Chính phủ cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công như một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022-2023, tập trung vào hạ tầng thiết yếu bền vững, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu và hạ tầng phục vụ chuyển đổi số và phục hồi xanh. 

Khuyến nghị cuối cùng được ADB đưa ra là cần có sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ quốc tế, giữa các nước, các khu vực với nhau cũng như các tổ chức quốc tế, đặc biệt khi chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Khác biệt về quy mô các gói hỗ trợ và khuynh hướng tăng cường hợp tác quốc tế của một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN cũng đã cho thấy nhu cầu hợp tác nhằm thúc đẩy phục hồi này.

ADB và PVN hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Thứ 5, 18/11/2021 | 18:15
Quan hệ đối tác chiến lược giữa ADB và PVN được kỳ vọng giúp PVN tiến nhanh hơn trong chuyển đổi năng lượng xanh và hướng tới mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam.

4 đối tác của ADB cam kết 665 triệu USD cho hạ tầng xanh tại ASEAN

Thứ 4, 03/11/2021 | 08:55
Chính phủ Anh, Ngân hàng Cassa Depositi e Prestiti, EU và Quỹ Khí hậu xanh đã cam kết chi 665 triệu USD tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng xanh trong khu vực ASEAN.

Giám đốc ADB tại Việt Nam: Chuyển đổi số là chìa khóa phục hồi kinh tế

Thứ 3, 12/10/2021 | 08:00
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc ADB tại Việt Nam tin rằng chuyển đổi số là chìa khóa nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi trong và sau đại dịch.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.