Ai chịu trách nhiệm về phòng công chứng "dởm" vừa bị phát hiện?

Ai chịu trách nhiệm về phòng công chứng "dởm" vừa bị phát hiện?

Dương Thanh Tùng

Dương Thanh Tùng

Chủ nhật, 30/09/2018 10:55

Dư luận đang đặt ra nhiều dấu hỏi liên quan tới các hoạt động tư pháp diễn ra tại các văn phòng công chứng, thừa phát lại, đặc biệt liên quan tới các giao dịch về đất đai.

Ngoài văn phòng công chứng (VPCC) Sao Bắc Đẩu hoạt động tại địa chỉ số 229 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận 9 đã công chứng giả mạo cho khoảng 600 vụ việc gây xôn xao dư luận. Trước đó, sở Tư pháp TP.HCM cũng đã tạm đình chỉ 3 tháng đối với văn phòng Thừa phát lại (VPTPL) quận Gò Vấp do có nhiều vi phạm liên quan đến các giao dịch nhà đất.

Cụ thể, đơn vị này đã quản lý không chặt chẽ để các Thừa phát lại (TPL) của văn phòng vi phạm nhiều lần về trình tự, thủ tục trong việc lập 85 vi bằng có liên quan đến bà Nguyễn Thị Giang. Đặc biệt, trong số 85 vi bằng, ông Nguyễn Đức Thịnh (Trưởng văn phòng) đã lập 78 vi bằng. Đây được xem là hành vi cố ý vi phạm nhiều lần với số lượng vi bằng lớn. Do đó, sở Tư pháp TP.HCM đề nghị bộ Tư pháp xem xét miễn nhiệm TPL đối với ông Thịnh.

Về vụ việc này, trong báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2018, ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc sở Tư pháp TP.HCM cho biết, vẫn đang xin ý kiến chỉ đạo để có hướng xử lý, đặc biệt là liên quan tới ông Nguyễn Đức Thịnh.

Sau vụ việc nêu trên cũng như hoạt động của của các VPTPL, sở Tư pháp TP.HCM cũng đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị “không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật”.

Như vậy, những loại giấy tờ nêu trên đều... bị vô hiệu. Luật sư Nguyễn Đình Hoàng, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Những văn bản, giấy tờ công chứng như VPCC Sao Bắc Đẩu đã làm sẽ bị vô hiệu, không có giá trị về mặt pháp lý. Vì sở Tư pháp TP.HCM đã có thông báo cho các cơ quan chức năng được rõ về tính pháp lý của văn phòng này. Do đó tất cả các hồ sơ đã được ký bởi văn phòng này cũng sẽ không nằm trên hệ thống công chứng. Vì vậy, khi người dân đem đi giao dịch sẽ bị ngăn chặn”.

Tin nhanh - Ai chịu trách nhiệm về phòng công chứng 'dởm' vừa bị phát hiện?

Sở Tư pháp TP.HCM cũng đã tạm đình chỉ 3 tháng đối với văn phòng Thừa phát lại (VPTPL) quận Gò Vấp do có nhiều vi phạm liên quan đến các giao dịch nhà đất.

Bàn về về trách nhiệm trong việc để VPCC Sao Bắc Đẩu tồn tại và hoạt động trong thời gian dài, luật sư Nguyễn Văn Toàn, đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: “Rõ ràng, UBND, Công an quận 9 và UBND phường, Công an phường Hiệp Phú phải có trách nhiệm đầu tiên. Họ là những người quản lý công tác địa bàn thì phải biết được sự tồn tại và hoạt động của văn phòng trên".

"Quan trọng hơn, các giao dịch liên quan đến các thủ tục hành chính trong số 600 vụ việc nêu trên, chắc chắn phải có vụ việc liên quan đến các cơ quan chức năng tại địa phương. Dễ gặp nhất là tại văn phòng đăng ký đất đai, do đó, họ phải biết và có những báo cáo kịp thời”, luật sư Toàn nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bình, một cựu công chứng viên từng làm việc tại TP.HCM cho biết: "Rõ ràng ngoài một số công chứng viên hoặc một số VPCC tiếp tay cho các giao dịch “ma” thì còn có những công chứng viên giả mạo và thực hiện các hồ sơ có xác nhận công chứng đầy đủ. Dù là giả mạo nhưng các hồ sơ này rất ít bị nghi ngờ, đã qua mặt được các cơ quan chức năng. Điều này đã và sẽ để lại hậu quả rất lớn, đặc biệt là những bị hại trong các vụ việc liên quan. Từ đó, dẫn tới tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phức tạp, kéo dài và vượt cấp”.

Tin nhanh - Ai chịu trách nhiệm về phòng công chứng 'dởm' vừa bị phát hiện? (Hình 2).

Họ cả gan lập luôn VPCC giả mạo là coi thường pháp luật, đồng thời, nó cũng cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này.

Thạc sĩ Lê Hải Thanh, chuyên gia về xã hội học tại TP.HCM cũng phân tích: “Trường hợp VPCC mà mới đây bị sở Tư pháp TP.HCM phát hiện sai phạm là hết sức liều lĩnh. Họ cả gan lập luôn VPCC giả mạo là coi thường pháp luật, đồng thời, nó cũng cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này, kể cả chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành. Rõ ràng, họ hoạt động trong thời gian dài với số lượng vụ việc nhiều. Tuy nhiên, họ đến nay mới phát hiện đó là điều hết sức bất thường, cho thấy sự kiểm tra, giám sát, phối hợp của các cơ quan chức năng là có vấn đề”.

Theo sở Tư pháp TP.HCM, hiện thành phố có gần 90 tổ chức hành nghề công chứng gồm 7 PCC và 79 VPCC với khoảng 400 công chứng viên. Trong đó, cách đây mấy ngày, sở này đã trao quyết định thành lập cho 12 VPCC tại 13 quận, huyện. Bên cạnh đó, TP còn có 10 VPTPL. Riêng văn phòng TPL quận Gò Vấp đang bị tạm đình chỉ hoạt động do có nhiều vi phạm.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.