NASA đã khám phá ra một hành tinh thứ tám có tên Kepler-90i quay xung quanh sao chủ Kepler-90, một ngôi sao cách Trái Đất 2.500 năm ánh sáng và được khám phá vào năm 2014. Phát hiện này đã nâng tổng số vệ tinh quay xung quanh sao này lên con số 8.
Điều này đã làm thay đổi quan niệm của các nhà khoa học khi mà một ngôi sao đã có số lượng hành tinh quay xung quanh ngang ngửa với hệ Mặt trời nơi chúng ta đang sống.
Phát hiện này có phần đóng góp không nhỏ từ sự trợ giúp của AI Google. Bằng cách quét lại các tín hiệu yếu ớt thường bị bỏ qua trước đây trong kho dữ liệu của Kính thiên văn Vũ trụ Kepler, AI của Google đã phát hiện ra một hành tinh trong hệ sao Kepler-90 và một hành tinh trong hệ sao Kepler-80.
Kính thiên văn Kepler đã thực hiện tìm kiếm các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta từ năm 2009. Khi sàng lọc tất cả các dữ liệu thu được của Kepler, NASA đã xác nhận có tới 2.525 hành tinh ngoại lai trong thiên hà. Trong số đó, họ tìm thấy một số hành tinh bị bỏ sót như Kepler-90i.
Như vậy, chúng ta đã có thêm một hệ sao với số thành viên tương đương hệ Mặt trời. Tuy nhiên, khả năng tồn tại sự sống ở đây rất thấp. Sao Kepler-90 lớn hơn khoảng 20% và nóng hơn 5% so với Mặt trời. Tám hành tinh của nó quay xung quanh ngôi sao chủ trong các quỹ đạo rất gần. Trên thực tế, 7 trong 8 hành tinh của Kepler-90 có quỹ đạo cách sao chủ chỉ tương đương khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời.
NASA đã cho phép Google huấn luyện các thuật toán máy học trên 15.000 tín hiệu thu thập được về các hành tinh trong cơ sở dữ liệu Kepler. Các nhà khoa học sau đó đã để nó làm việc với 670 ngôi sao có nhiều vệ tinh xung quanh. Kepler-90i là một trong những phát hiện mới nhất của AI.
Theo Theverge