Theo ước tính thì đôi giày này có giá trị lên tới 140.000 bảng (khoảng 4,8 tỷ đồng) và trở thành đôi giày đắt nhất hành tinh tính đến thời điểm hiện tại.
Được biết, phải mất 3 năm ròng rã, nhà thiết kế Christopher Michael Shellis mới có thể cho ra đời sản phẩm đặc biệt này. Hiện đôi giày “hang khủng’ này đang được trưng bày tại cuộc triển lãm được tổ chức ở Artbox tại Mailbox, Birmingham từ ngày 16/4 đến 2/5.
Không những 3 năm mới cho ra đời được đôi giày khảm toàn bằng vàng và kim cương, nhà thiết kế Christopher Michael Shellis còn mời một đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề để hoàn thành tác phẩm. Chất liệu làm nên đôi giày này là vàng được nung ở nhiệt độ 1000ºC và tổng cộng hơn 2.200 viên kim cương nặng 30 carat. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đôi giày này có lẽ chỉ dành cho một nàng công chúa Ả rập, người có một túi tiền rủng rỉnh và phong cách sống phù hợp với một thứ phụ kiện xa xỉ như vậy.
Chính vì lý do giá cả nên mặc dù đã được ra đời sau 5 tháng nhưng đôi giày đắt nhất thế giới vẫn chưa tìm được chủ nhân cho mình. Theo nhà thiết kế Christopher Michael Shellis thì người ta chỉ dám đứng xa chiêm ngưỡng đôi giày này, còn ai đặt mua thì vẫn đang được giữ kín. “Tại thời điểm này, có rất nhiều lời yêu cầu và nói chuyện nhưng chưa có gì cụ thể được tiết lộ. Đôi giày này đã tạo ra được sự quan tâm thực sự nhưng vẫn còn một chặng đường dài để đi. Chúng tôi đã có cuộc thảo luận với một số người nhất định nhưng tôi không thể tiết lộ họ là ai”.- nhà thiết kế Christopher Michael Shellis cho biết.
Để nói về mục đích khi tạo ra đôi giày đắt nhất thế giới, nhà thiết kế này còn cho biết thêm: “Mục đích của việc này là tạo ra một hình thức độc đáo của đồ trang sức mà bạn có thể diện trên đôi chân của bạn. Đó gần giống như kho báu của bàn chân, giống như bất kỳ một kho tàng tuyệt vời nào, nó sẽ vẫn đẹp như ngày được tạo ra, chúng tôi thậm chí cung cấp bảo hành lên đến 1000 năm”.
Michael Shellis còn nói thêm mục đích khi tạo ra đôi giày này là muốn làm nên một hình thức độc đáo của đồ trang sức mà bạn có thể đi dưới chân. “Nó giống như việc bạn tìm thấy một món đổ khảo cổ bị vùi lấp dưới lớp đất đá trong cả hàng ngàn năm nay. Và cho đến bây giờ, nó vẫn được xem là một kho báu - một kho báu nằm ngay dưới đôi chân của bạn”.
Thủy Bình (Theo Wanbao)