Ai phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh vi phạm trật tự xây dựng?

Ai phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh vi phạm trật tự xây dựng?

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 5, 25/05/2017 23:49

Trong một công văn phát đi hồi đầu năm 2017, TP Hà Nội ban hành công văn chỉ rõ, nếu phát sinh vi phạm trật tự xây dựng thì Chủ tịch quận chịu trách nhiệm. Vậy sai phạm ở thời điểm trước đó thì sao?

Liên quan đến câu chuyện đất vàng ngủ quên, đi sâu tìm hiểu, PV tiếp cận được nhiều thông tin khá lí thú. Trong đó, khu vực gần đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội) có thông tin cho thuê kho xưởng nhan nhản trên mạng, giá cả cho mỗi m2 đất ở khu vực này vào khoảng 75 đến 80.000 đồng.

Tuy nhiên, các kho xưởng ở đây có diện tích nhỏ nhất cũng vào khoảng 250 m2. Diện tích lớn có thể lên đến con số hàng nghìn. Và đương nhiên, những khách hàng có nhu cầu thuê đất tại khu vực đất vàng này phải đặt cọc một tháng và phải thanh toán trước nửa năm tiền thuê.

Hồ sơ điều tra - Ai phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh vi phạm trật tự xây dựng?

 Nhiều người cho thuê đất làm xưởng giá 80.000 đồng/m2

Tiết lộ với PV báo Người đưa tin, một "cò" tự xưng tên là Nam cho biết: “Ở khu vực này đã thành lệ rồi. Cách đây vài năm chính quyền phường Yên Hòa có quyết định cưỡng chế phá dỡ những công trình này vì vi phạm trật tự xây dựng, lúc này nhiều người sợ và cho thuê giá rẻ nhưng cũng không có mấy người mặn mà. Nhưng giờ các nhà xưởng, hàng quán ở khu này vẫn tồn tại và hoạt động cho thuê nhà xưởng, đất tại khu này lại nóng... Cả khu rộng hơn 30.000 m2, cứ nhân với số tiền ấy lên các vị sẽ thấy ông chủ thực sự phía sau thu về bao nhiêu tiền. Nói không ngoa chứ nó còn hơn gà đẻ trứng vàng ấy chứ...”.

Được quy hoạch làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ, nhưng nhiều  năm qua  hơn 6.000 m2 khu vực mương Phan Kế Bính sau khi được cải tạo đã bị doanh nghiệp “xẻ thịt” cho thuê lại xây dựng thành chuỗi nhà hàng, quán bia.

Theo tiết lộ, chủ lô đất này được thành phố chấp thuận cho làm dự án cống hóa mương Phan Kế Bính có diện tích hơn 6.000 m2. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp này được tạo điều kiện thuê lại toàn bộ đất dự án với giá ưu đãi 165.000 đồng/m2. Mục đích sử dụng đất trong hợp đồng nêu rõ: Sử dụng làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ theo dự án đầu tư.

Thời hạn thuê đất 20 năm, tính từ năm 2008. Sau đó, công ty này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích này được sử dụng làm bãi để xe, dịch vụ, nhà rửa xe, công trình phụ trợ. Tuy nhiên, đơn vị được giao đất đã cho công ty khác thuê và công ty này lại cho nhiều đơn vị thứ cấp thuê lại để mở hàng quán.

Theo tìm hiểu, số tiền thuê lại khá cao so với con số thành phố cho doanh nghiệp kia thuê ban đầu. Tính nhẩm cũng thấy, số tiền mà những ông chủ cửa hàng bỏ túi khá nhiều, điều đó cũng khiến cho ngân sách nhà nước bị hao hụt không nhỏ.       

Tháng 1/2017, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành Công văn số 103/UBND-ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.

Theo đó, các sở ban ngành phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về những tồn tại, hạn chế, yếu kém hoặc phát sinh các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.

NPV

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.