Ai phải chịu trách nhiệm vụ sập giàn giáo khiến 6 người thương vong?

Ai phải chịu trách nhiệm vụ sập giàn giáo khiến 6 người thương vong?

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 5, 13/10/2016 16:01

Luật sư cho rằng, trong vụ sập giàn giáo khiến 2 người chết và 4 người bị thương, trách nhiệm chủ yếu thuộc về đơn vị giám sát thi công công trình.

Liên quan đến sự cố sập giàn giáo tại công trình xây dựng trên phố Giáp Nhị (Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội) làm 2 người chết, 4 người bị thương xảy ra khoảng 5h sáng nay (13/10), để nhận định rõ về trách nhiệm trong vụ việc nghiêm trọng này PV báo Người đưa tin đã trao đổi cùng luật sư Nguyễn Anh Thơm – Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Nhận định về vụ việc này, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng: Trước hết phải xác định đây là tai nạn nghiêm trọng do không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện sai các quy định về an toàn lao động trong xây dựng dẫn tới nhiều người thương vong.

Xã hội - Ai phải chịu trách nhiệm vụ sập giàn giáo khiến 6 người thương vong?

Công trình số 1 phố Giáp Nhị (Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội) xảy ra vụ sập giàn giáo làm 2 người chết.

Theo luật sư Thơm, trách nhiệm chủ yếu dẫn tới vụ tai nạn là do người giám sát, chỉ đạo thi công đã không tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

“Hành vi của người giám sát có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người được quy định tại Điều 227 Bộ Luật hình sự (BLHS)”, luật sư Thơm nêu nhận định.

Cũng theo luật sư Anh Thơm, lỗi của người tư vấn giám sát trong vụ việc này là lỗi vô ý được quy định tại khoản 2 điều 10 BLHS.

Luật sư Thơm cũng cho rằng, khó có căn cứ để xác định trách nhiệm chủ đầu tư. "Vệc đảm bảo an toàn lao động đã được chủ đầu tư thuê đơn vị giám sát phải chịu trách nhiệm giám sát về các biện pháp đảm bảo an toàn khi trong thi công. Do vậy, nếu hậu quả xảy ra thì bên giám sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Vị luật sư cũng cho rằng, cơ quan chức năng cần thiết phải khởi tố vụ án hình sự để làm căn cứ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đảm bảo an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng. Yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị giám sát... phải đảm bảo tuyệt đối theo đúng các qui chuẩn về an toàn lao động trong thi công thì công trình mới được xây dựng.

Chủ đầu tư và đơn vị giám sát thi công cần thiết phải hỗ trợ cho các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động. 

Điều 227 BLHS - Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người: 

1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm - 10 năm:

a) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người. 

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm - 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm - 5  năm.

 Nhất Nam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.