Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem

Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 21/10/2016 16:28

“Hàng ngày gia đình tôi ăn cơm trắng chấm muối có cơm ăn đã là hạnh phúc lắm rồi, bữa nào sang hơn nữa thì có thêm bát canh rau cải”, anh Vàng A Qua cho biết.

Có dịp đến với xã Tung Qua Lìn, Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vào những ngày đầu của mùa thu. Thế nhưng khác với suy nghĩ của chúng tôi, thời tiết nơi đây lúc nào cũng trong tình trạng lạnh giá đặc biệt là đêm xuống.

Men theo con đường dốc dựng đứng xung quanh là núi đồi mấp mô và thi thoảng lại có một căn nhà làm bằng gỗ có con lợn mán chạy quanh nhà khoảng 1,5km chúng tôi cũng đến được UBND Xã Tung Qua Lìn.

Ngỏ ý muốn tìm hiểu về cuộc sống, hoàn cảnh của người dân nơi đây, PV Báo Người Đưa Tin được ông Giàng A Chung, Trưởng công an xã Tung Qua Lìn dẫn đường cho chúng tôi xuống gia đình anh Vàng A Qua (sinh năm 1985) người dân tộc Hà Nhì đang sinh sống tại địa bàn xã.

Trước mắt chúng tôi là một căn nhà phên vách làm từ đất đắp lên còn mái che là những tấm gỗ còn nền nhà toàn những ổ gà chỗ có đất chỗ không. Vì đến đúng hôm trời mưa nên xung quanh nhà nhớp nháp và lầy lội với những vết chân gà, chân lợn.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem

 Căn nhà của gia đình anh Vàng A Qua.

Tiếp chuyện với chúng tôi trong căn nhà ấy là anh Vàng A Qua, theo lời của trưởng công an xã người đàn ông có dáng người nhỏ nhắn này sinh năm 1985 hiện đã là bố của 6 đứa trẻ (3 trai và 3 gái).

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 2).
Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 3).

 Trời mưa nên chỗ vào nhà lầy lội.

Anh Qua cho biết vợ anh là Giàng Thị Chu (sinh năm 1992) cả hai lớn lên là lập gia đình bởi ở đây ai bằng tuổi anh và vợ anh cũng như vậy. Tính đến thời điểm này cả hai vợ chồng đã có hơn 8 năm chung sống, con đầu lòng hiện đã được 8 tuổi và con út hơn 1 tuổi.

Lấy nhau về, anh Qua và vợ hàng ngày lên rẫy làm nương, làm ruộng kiếm ít tiền về để nuôi con. Trong ngôi nhà của anh, PV nhận thấy căn nhà không có gì đáng giá ba chiếc giường thì có một chiếc “chờ sập” và trên giường là đống quần áo bùng nhùng mà chị vợ nói chiếc giường đó để ba đứa con của chị nằm. Lúc này anh Qua mới tiếp lời gia đình anh thuộc hộ nghèo trong xã.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 4).

 Anh Vàng A Qua.

Có một điều lạ là ở đây người đàn ông biết nói bập bẹ tiếng phổ thông, còn những người phụ nữ thì họ lại không thể nói được tiếng kinh. Chúng tôi muốn trò chuyện với chị phải nhờ đến sự phiên dịch của trưởng công an xã.

Đặt câu hỏi với chị Chu vì sao lại sinh nhiều con đến vậy trong khi gia đình cũng không phải khá giả, chúng tôi nhận được một câu trả lời bất ngờ: “Nhà chồng có ít anh em nên đẻ nhiều con ra để sau này chúng nó có anh, có em hỗ trợ nhau trong cuộc sống”.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 5).

 Chị Chung bên người con út.

Nhìn vào căn nhà chỉ có hàng bắp ngô đang buộc trên nóc nhà, chúng tôi băn khoăn không biết gia đình này lấy gì cho 6 đứa con ăn hàng ngày chị Chung cho biết cả nhà cùng đi làm thuê kiếm bát cơm nuôi sống nhau qua từng bữa.

Vừa nói, tay chị vừa chỉ vào nồi cơm đun bằng củi đen xì. Khi mở nắp nồi ra thì trong nồi còn một nửa cơm trắng đã thành cục. Chị bảo nhà chị được ăn cơm trắng chấm muối đã là ngon lắm rồi. Bữa nào cải thiện thì có thêm bát canh rau cải.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 6).

 Nồi cơm nấu còn nửa nồi.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 7).

 Cơm chấm muối là món ăn hàng ngày của gia đình chị.

Ở cái tuổi 24, chị Chung đã có 6 mặt con khi hỏi chị còn có ý định sinh thêm đứa nữa chị lắc đầu bảo “không đâu, mình đi đặt vòng thôi”.

Là người cha, người mẹ, vợ chồng anh Qua cũng muốn con cái được đi học để lớn lên có ích cho quê hương thế nhưng vì kiến thức còn hạn hẹp nên cái đói, cái nghèo vẫn bủa vây gia đình anh.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 8).

 Chạn bát để đồ ăn.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 9).

 Chiếc giường này cho ba đứa nhỏ nằm.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 10).

 Còn đây là giường của hai vợ chồng chị Chung.

Dân sinh - Ám ảnh bữa cơm trắng chấm muối & chăn chiếu là quần áo thừa lấm lem (Hình 11).

 Căn nhà không có gì giá trị ngoài những bắp ngô già treo lơ lửng.

Trao đổi với PV Báo Người Đưa Tin, ông Giàng A Trung Phó chủ tịch UBND Xã Tung Qua Lìn xác nhận, gia đình anh Vàng A Qua thuộc hộ nghèo trong xã và gia đình lại đông con nên kinh tế vô cùng khó khăn. Về phía chính quyền cũng đã hỗ trợ trong diện chính sách gồm tiền, gạo...

Bên cạnh đó, ông Trung bày tỏ vì bà con ở đây chủ yếu là dân tộc H’Mông, Hà Nhì trình độ nhận thức còn hạn chế chính vì thế UBND xã cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong công tác vận động, tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình. Ông Trung bày tỏ mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp hơn nữa đối với bà con các dân tộc trên địa bàn xã Tung Qua Lìn.

Thanh Lam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.