Là một bộ phim mang thể loại "black comedy" (hài kịch đen), Parasite (Ký Sinh Trùng) đã làm tốt nhiệm vụ của mình là đem đến cho khán giả những tràng cười vô tận trong vùng tối của bản chất loài người.
Cả khán phòng với 2.300 khách mời đã đồng loạt đứng lên, vỗ tay tán dương bộ phim này trong hơn 8 phút.
Dù buổi chiếu phim diễn ra ở suất cuối, mọi người đều đã thấm mệt nhưng không ai muốn rời khỏi phòng chiếu sớm. Đạo diễn Bong Joon Ho lại một lần nữa làm người hâm mộ và các nhà phê bình phim phải thán phục không tiếc lời.
Tên của bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) - là cách mà đạo diễn Bong Joon Ho ẩn dụ về cuộc đời những con người lười biếng chỉ biết sống bám vào người khác trong một xã hội phân hóa giàu nghèo sâu sắc của Hàn Quốc.
Ki Woo – một chàng trai xuất thân trong gia đình "kí sinh" nghèo khó, không hề có một chút ý chí trong cuộc chiến sinh tồn ở thế giới thực.
Gia đình anh sống trong một căn nhà xập xệ, cửa sổ ngang mặt đường và phải câu trộm wifi để sử dụng, hàng ngày những người trong gia đình phải gấp hộp giấy bánh pizza để kiếm sống.
Ông Ki Taek luôn mặc cảm về sự hôi hám cùng những con gián chạy quanh nhà có sử dụng bao nhiêu thuốc diệt côn trùng cũng sẽ không bao giờ hết.
Một thế giới khác, gia đình giám đốc Park cùng vợ và 2 người con sống cô độc trong một căn biệt thự tiện nghi, xa xỉ.
Gia đình ấy sống "kí sinh" vào những người giúp việc, họ không thể tự làm mọi chuyện hay chính xác hơn là suy nghĩ lười biếng của những người thuộc tầng lớp trọc phú. Về cơ bản thì họ cũng là dạng sống phụ thuộc vào những gia đình lao động như gia đình Ki Taek.
Bản tính lạc quan vô hại, trượt đại học liên tiếp 4 lần vậy mà được mời làm gia sư cho gia đình Park tài phiệt.
Ngay từ lần gặp gỡ, Park Da Hye đã chú ý đến cậu thanh niên này, một phần vì Ki Woo ma lanh hay chính cuộc đời bị hắt hủi của Da Hye khiến cô mông lung?
Ki Woo – người bắt đầu của mọi chuyện đã giới thiệu em gái mình Ki Jeong – vốn không được đến trường vì không có tiền đóng học đến làm gia sư cho con trai mà ông Park hết mực yêu quý là Park Da Song. Dĩ nhiên Ki Woo đã biến Ki Jeong trở thành "Jessica, con một, đến từ thành phố Chicago, bang Illinois. Em họ của bạn tiền bối Kim Jin Moo".
Và chính sự đối lập ấy đã kéo theo những mâu thuẫn reo rắc vào đầu người xem phim những ám ảnh kinh hoàng về Ký sinh trùng.
Và khi mọi thứ tưởng yên bình nhất thì ấy là lúc những thành viên trong gia đình họ Ki lao đầu vào một tội ác không toan tính và không thể quay đầu lại.
Có thể nói gia đình ông Ki đã ký sinh hoàn hảo vào gia đình quý ngài Park và họ đã lập ra cả một kế hoạch lừa đảo để cả gia đình có được việc làm và nuôi sống bản thân họ.
Vì tham và lười nhác, họ nên mới trở thành những "ác quỷ", vì ảo tưởng về thân phận nên những con người nhỏ bé kia làm ngơ trước cái chết của người không thân thích, vì tư lợi mà sẵn sàng "chà đạp" lên miếng cơm manh áo của những con người thiện lương khác.
Điển hình là việc gia đình Ki họ quyết tâm sử dụng thủ đoạn và mưu đồ để đuổi cổ những người làm khác.
Cuối phim, ông Ki Taek trở thành ký sinh trùng thực sự khi sống đời dưới tầng hầm của căn nhà cùng với những con kí sinh.
Nằm sâu trong câu chuyện về những "kí sinh trùng" đó, đạo diễn Bong Joon Ho cho khán giả thấy được bức tranh 2 mảng sáng tối giàu - nghèo trong cuộc sống quá chân thật và sắc nét.
Người thì giàu đến mức tài phiệt người thì phải khốn khó đến nỗi sống trong những căn hầm tối tăm, cửa sổ bằng đường, đêm không dám ngủ vì lo sợ những "cơn lũ" từ nước mưa cuốn vào nhà.
Và những bậc thang cứ thế hiện hữu trong tâm tưởng, những bậc thang của danh vọng tiền tài ấy, những bậc thang để con người chạy trốn khỏi thực tại khắc nghiệt lại chính là con đường đi xuống một thế giới hun hút của sự nghèo đói – nơi không ai muốn tới.
Đây là ranh giới xã hội mà loài người vẫn đang muốn xóa bỏ từng ngày nhưng chưa thể làm được.
Thế nhưng, cái nghèo không tự nhiên mà có, chúng chẳng tự sinh ra cũng không tự mất đi. Có lẽ dù giàu hay nghèo, chúng ta cuối cùng đều chỉ lo cho gia đình và bản thân mình mà thôi.
Và đó cũng chính là lúc Da sung – cậu bé yêu thích tộc người da đỏ và Ki Jeong lâm vào tình trạng nguy kịch.
Liệu khoảng cách giàu nghèo, những trận mưa trong tiềm thức của người nghèo và giàu có đủ để khiến Ki Woo cứu cha mình hay không?
Với Kí Sinh Trùng, câu chuyện về những "kí sinh trùng" thích ăn bám vào sự lao động của người khác đã thật sự cảnh tỉnh cả xã hội Hàn Quốc nói riêng, thế giới nói chung.
Từ trước đến nay, những bộ phim mang tiếng phim "art house" (nghệ thuật) ra rạp thường sẽ phải chịu thiệt trước các đối thủ khác tại phòng vé. Đây là thể loại phim rất kén khán giả, vì tính đặc thù chỉ tập trung vào diễn xuất, góc máy và thông điệp đằng sau nó. Nếu không phải là một "tín đồ" của dòng phim này, bạn sẽ khó lòng có thể để lại những lời khen cũng như hiểu được xuyên suốt bộ phim đang muốn truyền tải điều gì cho xã hội.