Vào thời điểm đó, cả hai quốc gia sẽ đạt mức 1,45 tỷ người. Sau đó, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa thế kỷ này, trong khi Trung Quốc từ từ giảm.
Liên Hợp Quốc cũng ước tính rằng dân số toàn cầu hiện nay là 7,2 tỷ người sẽ đạt 9,6 tỷ vào năm 2050, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dự đoán trước đây.
Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cũng công bố rằng, sự tăng trưởng dân số sẽ xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi. 49 quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới được dự đoán sẽ tăng gấp đôi dân số từ 900 triệu người (2013) đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2050, trong khi dân số của khu vực phát triển sẽ vẫn không thay đổi.
Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2028
Sự tăng dân số nhanh như vậy chủ yếu là do khả năng sinh sản lớn ở một số nước đang phát triển. Những nước như Trung Quốc, Brazil... khả năng sinh sản của phụ nữ có dấu hiệu giảm dần, nhưng các quốc gia khác như Nigeria, Niger, Ethiopia và Uganda... mức sinh vẫn còn cao. Dân số Nigeria dự kiến sẽ vượt dân số Mỹ vào năm 2050, và có thể bắt đầu đuổi kịp Trung Quốc năm 2100.
Liên Hợp Quốc công bố bản đánh giá xu hướng dân số
Ông Wu Hongbo - Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc cho biết: "Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số trên toàn thế giới đã chậm lại, nhưng báo cáo này nhắc nhở chúng ta rằng, tại một số nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, dân số vẫn đang tăng trưởng ở mức báo động”.
An Nguyên