Ăn gì để "mã hồi" nhanh không còn say rượu

Ăn gì để "mã hồi" nhanh không còn say rượu

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 06/01/2021 19:38

Sau cuộc nhậu dài triền miên với những cơn say bí tỉ, chúng ta nên ăn gì để "mã hồi" nhanh và hết sạch cảm giác say rượu.

Cuối năm, công việc, xã giao hay những ngày lễ tết thường khiến bạn khó tránh những bữa tiệc có rượu bia. Ở một mức độ vừa phải thì thức uống chứa cồn giúp không khí thêm rôm rả, thế nhưng, nhiều người "tửu lượng" không cao chỉ cần một vài chén rượu đã say mềm, vậy sau khi say rượu làm cách nào để "mã hồi" nhanh?

Sức khỏe - Ăn gì để 'mã hồi' nhanh không còn say rượu

Sau khi nhậu chúng ta nên ăn gì uống gì để hết cảm giác say? (Ảnh minh họa).

Dưới tác dụng của rượu vỏ não bị ức chế dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi, đau đầu, chóng mặt, đi đứng xiêu vẹo, nói năng mất kiểm soát.

Một số người có biểu hiện da lạnh, thở nhanh, thậm chí dẫn đến tình trạng nguy kịch do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các tai nạn giao thông nguy hiểm.

Sau khi có dấu hiệu say rượu, bạn nên sử dụng một vài thực phẩm sau:

Tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, hóa đàm. Người say ăn nhiều lê sẽ đỡ nhanh cảm giác miệng khô họng khát, ngực bụng nóng bức không yên. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên ăn lê tươi hoặc ép lấy nước uống.

Cam, chanh

Tính mát, vị chua ngọt, có công dụng sinh tân chỉ khát, giải rượu lợi tiểu. Cam có khả năng trừ nhiệt độc trong đường tiêu hóa, giải khát, lợi tiểu và giải rượu.

Chuối tiêu

Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, tiêu khát, giải rượu.

Dưa hấu

Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Đồng thời, uống nhiều nước ép dưa hấu còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.

Nước mía

Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt và giải rượu. Tuy nhiên, khi say rượu nên dùng nước mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện vì đường tính ấm, nếu dùng nhiều có thể tích nhiệt.

Nho

Nho tím và nho xanh đều chứa axit tartaric. Khi kết hợp với ethanol trong rượu, axit tartaric tạo thành este giúp gây nôn và giải rượu. Ăn nho trước khi uống rượu sẽ giúp bạn tránh bị say rượu.

Trà gừng với chanh

Gừng có tác dụng giảm buồn nôn, chống viêm. Sau khi uống rượu bia, bạn uống một ly trà thêm chút chanh vào sáng hôm sau để cung cấp chất oxy hóa, bổ sung vitamin C, kali, phục hồi gan và caffein sẽ tỉnh táo.

Nước dừa

Nước dừa là nước uống tự nhiên tốt nhất để cơ thể bổ sung nước, làm dịu dạ dày sau khi say. Nước dừa ít calo, nhiều kali, điện giải, hydrat giúp cơ thể tăng sự trao đổi chất, thải độc tố nhanh hơn. Ngoài ra, nước dừa còn giúp cơ thể bù nước, ngăn chặn tình trạng mất nước do các loại đồ uống có cồn gây nên.

Cà chua

Sau khi uống rượu, cơ thể mất đi một lượng đường nhất định trong máu, gây nên hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt bởi đường huyết là nguồn năng lượng duy trì hoạt động não bộ. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy uống một cốc nước cà chua để bổ sung fructose. Sắc tố lycopene trong cà chua còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Bột sắn dây

Bột sắn dây là thức uống được rất nhiều người yêu thích, điều đặc biệt, đây còn là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Đặc biệt, bột sắn dây giải rượu rất tốt nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Bạn có thể pha bột sắn dây với chanh và đường. Ta cho 200 ml nước vào ly, sau đó cho bột sắn dây vào khuấy đều đến khi tan hết, thêm đường vừa khẩu vị.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.