An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ

An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ

Bùi Ngọc Điệp

Bùi Ngọc Điệp

Thứ 2, 30/07/2018 21:10

Nhằm ứng phó trước tình trạng mưa lũ bất thường, ngành chức năng tỉnh An Giang đã triển khai công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng cho nông dân.

Ngày 30/7, trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang cho biết, đến thời điểm hiện tại, địa phương đã triển khai công tác phòng chống thiên tai và sẵn sàng ứng phó với lũ.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long năm nay tại Tân Châu, Châu Đốc khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn đỉnh lũ năm 2017, nhưng thấp hơn báo động II. (Ảnh: Thanh Lâm).

Theo ông Khanh, dự báo năm nay, lũ về sớm và có thể ảnh hưởng từ vụ vỡ đập ở Lào nên khả năng triều cường, mực nước khu vực đầu nguồn tại Tân Châu, Châu Đốc sẽ lên nhanh. Vùng sẽ chịu ảnh hưởng là khu vực tiếp giáp biên giới nước bạn Campuchia.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 2).

Cánh đồng lúa và hoa màu tại ấp Bắc Đai, giáp biên giới nước bạn Campuchia chìm trong biển nước. (Ảnh: Thanh Lâm).

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long năm nay tại Tân Châu, Châu Đốc khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn đỉnh lũ năm 2017, nhưng thấp hơn báo động II (báo động II tại Tân Châu là 4,00m; tại Châu Đốc là 3,50m), xuất hiện trong nửa đầu tháng 10; Lũ nội đồng Tứ giác Long Xuyên: Đỉnh lũ năm 2018 có khả năng ở mức thấp hơn báo động II (báo động II tại Xuân Tô: 3,50m; Tri Tôn: 2,40m), xuất hiện vào giữa tháng 10.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 3).

Để ứng phó với lũ, bà con nông dân đã đắp đê cầm cự. (Ảnh: Thanh Lâm).

“Nước từ thượng nguồn đổ về, kết hợp với triều cường cộng với mưa trong vùng nên có thể tạo thành lũ lớn. Mặc dù lũ dưới mức báo động II, nhưng địa phương vẫn luôn chủ động phòng chống thiên tai. Tại các khu vực đầu nguồn, ngoài bờ bao ngăn lũ thì địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các máy bơm rút nước, phòng khi mực nước dâng cao. Bên cạnh đó, kết hợp với lực lượng dân quân, quân sự nhằm hỗ trợ nông dân thu hoạch”, ông Khanh thông tin thêm.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 4).

Lũ về sớm đang đe dọa 3,5ha trồng bầu của anh Cường. (Ảnh: Thanh Lâm).

Cùng ngày, ông Tăng Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết, do là xã đầu nguồn nên chịu ảnh hưởng mỗi khi có lũ về. Mưa bão kéo dài, nước lũ lên nhanh làm ngập nước diện tích đất trồng lúa vụ Hè thu của ấp Bắc Đai, khu vực từ Rạch Xéo Tre đến giáp ranh xã Phú Hội (huyện An Phú). Tổng diện tích ngập nước do nước lũ không thu hoạch được, bị mất trắng hoàn toàn là 31,5ha. Trong đó, thiệt hại 50% là 15ha; thiệt hại 100% là 16,5ha.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 5).

Quanh khu vực trồng bầu, anh Cường đã thuê nhân công đắp đê ngăn lũ. (Ảnh: Thanh Lâm).

Là một trong những nông dân chịu ảnh hưởng, anh Huỳnh Văn Cường (30 tuổi, ngụ ấp Phú Trung, xã Phú Hội) lo lắng nói: “Gia đình tôi thuê 3,5ha tại ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội để trồng bầu. Tuy nhiên, khi sắp đến ngày thu hoạch thì nước lũ bất ngờ tăng cao, đe dọa mùa màng”.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 6).

Nhiều dây bầu bị ngập úng chết trơ gốc. (Ảnh: Thanh Lâm).

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 7).

Nhiều trái bầu non rụng quanh gốc. (Ảnh: Thanh Lâm).

Trước tình trạng lũ về sớm, gia đình anh Cường đã phải bỏ ra gần 10 triệu đồng để thuê nhân công đắp đê ngăn lũ tràn vào khu vực trồng bầu. “Việc đắp đê ngăn lũ chỉ là biện pháp tạm thời. Hiện, bầu đang cho trái nhưng do ảnh hưởng ngập nước nên nhiều dây bầu tự chết, trái rụng quanh gốc, nguy cơ thua lỗ là rất lớn”, anh Cường buồn bã nói.

Tin nhanh - An Giang: Chủ động ứng phó diễn biến bất thường mùa mưa lũ (Hình 8).

Anh Cường cho biết, hiện rất lo lắng trước tình trạng lũ về sớm. (Ảnh: Thanh Lâm). 

Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, bảo vệ sản xuất, ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) tỉnh An Giang đề nghị ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp huyện cần chủ động các công tác phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.