Trời lạnh, gió rít, thêm những hạt mưa buốt đã kích hoạt chế độ "lười" của nhiều người, việc nấu ăn trở nên đơn giản khi bạn thả tất cả mọi thứ bạn thích vào một chiếc nồi mang tên Lẩu.
Dĩ nhiên không phải là bát canh hỗn hợp, lẩu kích thích vị giác bởi sự ấm áp khi ăn, vị cay nồng của sa tế cùng chút thú vị khi có thể ngồi lai rai đốt thời gian thực sự khiến lẩu thành "con cưng" của ẩm thực.
Tuy nhiên, trong mùa đông ngày một lạnh giá, ăn lẩu cũng cần phải đúng cách, đúng quy tắc.
Lẩu chỉ an toàn khi nguyên liệu nấu thành lẩu an toàn
Hiện nay, nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đình cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.
Khi ăn lẩu, nhiều người thường thả thức ăn vào nồi nước dùng đang sôi rồi gắp ra ngay để ăn tái. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến thực phẩm vẫn còn vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe và đường tiêu hóa.
Trên thực tế, việc rửa sạch và nhúng qua nước nóng không thể tiêu diệt hết được những loài ký sinh trùng bám trên thực phẩm, đặc biệt là rau, thịt. Bạn hãy lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn khi ăn lẩu. Nhưng với rau xanh cũng không nên để quá lâu vì có thể làm mất chất.
Không ăn lẩu quá lâu
Ăn lẩu đốt thời gian tuy nhiên, ăn trong thời gian quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi ấy dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa. Nếu ăn lẩu trong thời gian dài (3-4 tiếng) sẽ làm cho dịch mật, dịch tụy tiết ra liên tục. Sau quá trình này sẽ gây đau bụng, khó tiêu.
Tránh nguyên liệu kỵ nhau
Khi ăn lẩu, nên lựa chọn những loại rau dễ ăn và lành tính, đặc biệt cẩn trọng trong việc chọn nguyên liệu vì lẩu thường kết hợp nhiều loại thực phẩm nên dễ gây ngộ độc nếu kỵ nhau. Các chị em, gia đình ăn lẩu lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu nhé!
Bên cạnh rau, còn có các loại thịt như thịt bò, lợn hay hải sản. Khi mua thịt và hải sản, cần phải chọn sản phẩm tươi sống. Tuyệt đối tránh những thịt cũ, ôi thiu. Ngoài ra, khi mua về phải rửa sạch rồi mới tẩm ướp gia vị.
Thay nước lẩu sau 1 tiếng
Nước lẩu đun quá lâu không hề bổ béo mà trái lại sẽ khiến toàn bộ vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất. Cách làm này cũng sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ có hại cho sức khỏe vì nếu nấu lâu, lượng nitric sẽ làm phân hủy vitamin và làm bão hòa chất béo.
Nguyên Anh (Tổng hợp)