Ăn trộm gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ăn trộm gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thứ 6, 28/12/2012 00:00

Vì thiếu tiền tiêu xài, Nguyễn Mười đã rủ hai người bạn đi ăn trộm gà của những người trong xóm làng để bán lấy tiền. Vậy nhưng một "cuộc chiến" về pháp lý "nổ" ra.

Một vấn đề pháp lý xung quanh câu chuyện một nhóm thanh niên rủ nhau đi ăn trộm gà của những người dân cùng xóm. Theo báo PL TP.HCM , tối 27/10/2010, đối tượng Nguyễn Mười (tại Phú Yên) đã cùng 2 người bạn rủ nhau đi ăn trộm gà trong xóm để bán lấy tiền ăn tiêu. Đêm đầu tiên, các đối tượng mò vào các nhà dân trộm được sáu con gà cồ. Sau đó nhóm trộm này đem bán bốn con được 1 triệu đồng.

Đến một đêm đầu tháng 11/2010, nhóm trộm này lại mò vào một nhà khác trộm được hai con gà cồ, đem bán được 1,2 triệu đồng. Cứ thế, cách mấy ngày sau, ba tên trộm lại vớ được ba con gà cồ đem đổi lấy 900.000 đồng chia nhau. Đến đêm 18/4/2011, Mười và "đồng nghiệp" lại trộm được 8 con gà thịt của các hộ dân đem bán được khoảng hơn 1 triệu đồng.

Pháp luật - Ăn trộm gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hình minh họa

Sau nhiều lần xảy ra mất gà, người dân đã trình báo với cơ quan chức năng. Qua xác minh, cơ quan công an đã làm rõ thủ phạm các vụ mất gà là "Mười và những người bạn"...

Hành vi trộm cắp của Mười cùng hai người bạn đã rõ ràng nhưng việc những đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì lại là chuyện gây tranh cãi.

Có quan điểm cho rằng, các đối tượng đã có hành vi nhiều lần trộm gà, tuy mỗi lần trộm giá trị tài sản chưa đến 2 triệu đồng nhưng cộng lại thì tổng giá trị chiếm đoạt đã trên 2 triệu đồng. Như vậy, hành vi của nhóm Mười đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp.

Tuy nhiên, có một quan điểm ngược lại cho rằng, hành vi này không liên tục, không kế tiếp nhau vì theo hồ sơ thì các lần trộm gà cách nhau vài ba ngày, thậm chí có những lần cách nhau tới mấy tháng trời. Bởi vậy không thể cộng các lần trộm cắp để xác định tổng giá trị tài sản chiếm đoạt.

Trong khi đó theo Thông tư số 02 (ngày 25/12/2001 của TAND Tối cao, VKS ND Tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương IV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS) hướng dẫn: Một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, mỗi lần giá trị tài sản bị xâm hại dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS nhưng tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu về tội phạm tương ứng thì người đó phải bị truy cứu nếu các hành vi được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về thời gian…

BTK


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.