Thu nhập của những người ăn xin chuyên nghiệp này cao gấp 5 lần mức lương trung bình của một công dân Trung Quốc. Chẳng hạn, một người ăn xin chuyên nghiệp ở Vũ Hán có thể kiếm 400 tệ/ngày (tương đương 1,2 triệu đồng).
Mặc dù luật pháp Trung Quốc cấm ăn xin trên các phương tiện công cộng, nhưng mức phạt đưa ra tại các địa phương lại khác nhau và đa phần tiền phạt thấp hơn nhiều so với thu nhập của những người ăn xin. Vì thế trên các mạng lưới tàu điện ngầm, các nhà ga, các bến xe,… vẫn nhan nhản "cái bang" hoạt động.
Những người ăn xin chuyên nghiệp này có rất nhiều cách ứng dụng công nghệ để tăng thu nhập. Họ có thể giả bệnh tật, đau ốm; chọn giờ đi xin để tránh quá đông đúc không di chuyển được hoặc quá vắng không ai cho; chọn các tuyến tàu đông đúc nhất,… Bên cạnh đó, họ còn ứng dụng công nghệ bằng cách dùng điện thoại và mã QR để làm công cụ giao dịch.
Khi những người qua lại không có tiền mặt, những người ăn xin không hề lo lắng vì bát xin tiền của họ đã in sẵn mã QR. Người cho chỉ cần bật điện thoại lên, quét mã QR vào bát xin tiền của họ rồi chuyển một khoản tiền vào tài khoản của họ. Tại các khu du lịch của Trung Quốc, hầu như người ăn xin nào cũng có mã ví điện tử, có người đem theo cả máy POS.
Theo một báo cáo của hãng tiếp thị số China Channel thì những người ăn xin này được trả tiền bởi các doanh nghiệp địa phương để quảng bá mã QR cho họ. Mỗi lần quét mã, người ăn xin sẽ được trả 0,7 – 1,5 tệ (2.500 – 5.000 đồng). Hàng tuần họ chỉ cần làm việc chăm chỉ 45 giờ là kiếm được thu nhập 4.536 nhân dân tệ (khoảng 15,5 triệu đồng)/tháng, ngang với mức lương tối thiểu người lao động Trung Quốc nhận được.