Năm 494 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai đánh bại quân Việt, gần như tiêu diệt cả nước Việt. Việt Vương là Câu Tiễn rút chạy về cố thủ tại Cối Kê, bị quân Ngô bao vây, buộc phải cầu hòa. Điều kiện mà Ngô Vương đưa ra là chính Việt Vương Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin.
Câu Tiễn biết Ngô Vương là kẻ háo sắc, vì thế, trước khi lên đường sang Ngô làm con tin, Câu Tiễn đã tuyển chọn rất nhiều mỹ nữ ở nước Ngô, trong đó nổi bật là Tây Thi và Trịnh Đán, huấn luyện kỹ càng rồi dâng lên Phù Sai. Tây Thi từ một cô gái giặt lụa ở vùng thôn quê nước Việt, trở thành một sủng phi của Ngô Vương Phù Sai...
Cứ như thế, Phù Sai đắm chìm trong nữ sắc. Tây Thi cứ theo những lời dặn dò của Việt Vương Câu Tiễn mà ra sức lấy lòng, mê hoặc vua Ngô. Sau này, Phù Sai còn nghe theo lời của Tây Thi, thả Câu Tiễn và quân sư Phạm Lãi về nước Việt. Và đó chính là cái mầm họa diệt vong của nước Ngô.
Ba năm sau, sau khi tích trữ đủ lương thảo, Việt Vương Câu Tiễn kéo đại quân Việt tấn công tiêu diệt nước Ngô, giết chết Phù Sai. Cũng chính vì thế, Tây Thi bị người nước Ngô căm hận, ví như một yêu tinh đã khiến cho triều đình nước Ngô sụp đổ.
Người đẹp Tây Thi.
Những sử liệu có liên quan tới Tây Thi chỉ dừng lại ở đó. Vì thế, cho tới nay, số phận của Tây Thi sau khi nước Ngô diệt vong ra sao vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Có một giả thuyết đưa ra là, sau khi nước Ngô bị nước Việt diệt vong, Tây Thi đã bị người ta ném xuống sông mà chết. Vấn đề là, ai là người đã nỡ tâm dìm chết đại mỹ nhân họ Thi? Sách "Đông Chu Liệt quốc chí" nói rằng, Tây Thi bị vợ của Việt Vương Câu Tiễn giết chết.
Nguyên nhân là vì, sau khi tiêu diệt nước Ngô, giết Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiễn ca khúc khải hoàn trở về nước Việt và mang theo cả Tây Thi. Vợ của Câu Tiễn cho rằng, Tây Thi là "thứ gây ra họa vong quốc, không nên giữ lại".
Thực ra, nói là vậy nhưng có đến 8-9 phần là vợ của Câu Tiễn sợ Tây Thi lại mê hoặc Việt Vương, chiếm mất địa vị của mình. Vì thế, vợ của Câu Tiễn đã sai thủ hạ bắt Tây Thi rồi buộc vào một viên đá lớn và ném xuống sông.
Ngoại trừ hai loại giả thuyết lớn nói trên, còn có rất nhiều truyền thuyết khác về số phận của Tây Thi. Một thuyết nói rằng, Việt Vương Câu Tiễn là kẻ táng tận lương tâm. Sau khi lợi dụng Tây Thi mê hoặc Phù Sai để tiêu diệt nước Ngô đã bắt nàng về nước Việt và đòi nàng "hầu ngủ".
Nói cách khác chính là dùng quyền lực để cưỡng đoạt Tây Thi. Ở đây phải nói thêm rằng, trong lịch sử, Việt Vương Câu Tiễn được coi là một nhân vật không mấy tốt đẹp, là loại người tiểu nhân, "chỉ có thể chung hoạn nạn" chứ không thể "chung hưởng giàu sang".
Luật nay: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan chức năng
Bất kể là kết cục của Tây Thi ra sao thì câu chuyện về số phận của Tây Thi vẫn khiến người đời sau tưởng nhớ bi kịch của người đẹp này. Những bí ẩn vây quanh số phận của Tây Thi dường như đã vượt qua những bí ẩn về thân thế một cá nhân mà trở thành một hiện tượng của lịch sử.
Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng vào vấn đề, nếu như sự mất tích đầy bí ẩn đó xảy ra thời nay thì đã khác. Tây Thi hẳn phải có gia đình của mình, sự mất tích bí ẩn đó nó phải đặt cho gia đình nàng nhiều giả thuyết. Chờ đợi lâu quá thì, gia đình nàng Tây Thi phải làm đơn tới cơ quan chức năng thông báo sự mất tích ấy.
Có vẻ như giả thuyết: Sau khi nước Ngô bị nước Việt diệt vong, Tây Thi đã bị người ta ném xuống sông mà chết được người ta chú ý đến nhiều. Vấn đề, ai là người đã nỡ tâm dìm chết đại mỹ nhân họ Thi?
Sách "Đông Chu Liệt quốc chí" ghi: Tây Thi bị vợ của Việt Vương Câu Tiễn giết chết, Tây Thi là "thứ gây ra họa vong quốc, không nên giữ lại". Nhưng ngày nay pháp luật rất công minh và bình đẳng. Ai có tội thì người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm pháp luật của mình. Không thể buộc tội người khác một cách thiếu chứng cứ và luận chứng. Thời đó, vì thù hằn hay ghen ghét nhau mà người ta có thể đổ cho nhau những tội tày trời được.
Theo Điều 10 BLTTHS thì: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Đồng thời sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã có đầy đủ yếu tố để khởi tố một vụ án thì phải tiến hành ngay để tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng có liên quan.
Tường Linh