Hệ điều hành Android đã trải qua một quá trình phát triển đáng kinh ngạc kể từ khi nó ra mắt trên T-Mobile G1. Trong khoảng thời gian đó Android đã vươn mình trở thành nền tảng di động mạnh mẽ và phổ biến nhất. Không ai có thể phủ nhận rằng ngày nay smartphone có một sự phát triển cực kỳ nhanh nhưng có lẽ ít người biết rằng Android chính là trung tâm của sự phát triển đó.
Với việc phát hành Android Jelly Bean trên Nexus 7 phiên bản 2013 và sắp tới đây sẽ là Android 4.4 KitKat sẽ ra mắt cùng với Nexus 5, Techz xin đưa ra một cái nhìn trở lại về quá trình Android trở thành một gã khổng lồ như thế nào? Có những gì thay đổi ? Và những gì đã trở thành giá trị cốt lõi của hệ điều hành này?
Điểm khởi đầu của Android (Android 1.0)
Kỷ nguyên Android chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 10 năm 2008, khi T-Mobile G1 ra mắt tại Mỹ. Ban đầu có rất nhiều những tính năng cơ bản cho một chiếc điện thaoij thông minh bị thiếu sót, chẳng hạn như bàn phím ảo, khả năng cảm ứng đa điểm và mua bán ứng dụng. Tuy nhiên, phiên bản này đặt nền móng cho những tính năng được coi là đặc điểm nhận dạng của Android ngày này hay chỉ đơn giản nó mang đến sự khác biệt so với phần còn lại.
Thanh thông báo kéo từ trên xuống : Thanh thông báo của Android lúc đó vô cùng hữu dụng so với đối thủ cạnh tranh bởi người dùng có thể nhanh chóng xem những tin nhắn văn bản, cuộc gọi nhỡ hay tất cả những gì mà phần mềm trên máy muốn người dùng biết. Tất cả thông báo đều được gói gọn trên thanh thông báo này và cho đến nay điều đó cũng vẫn không thay đổi. Thanh thông báo là một trong những đặc điểm không thể thiếu của Android.
Màn hình chính và widget : Khi so sánh với iOS hay Windows Phone thì điểm khác biệt lớn nhất là Android có một màn hình chính ( home screen ). Màn hình chính của Android thật sự phong phú và hỗ trợ các widget cho phép bạn mở rộng thông tin hiển thị ngay trên màn hình này.
Đồng bộ với Gmail : Ở thời điểm ra mắt G1, Gmail đã hỗ trợ giao thức POP và IMAP để thuận tiện hơn với các ứng dụng email trên thiết bị di động, nhưng vấn đề ở chỗ là không có giao thức nào tận dụng tối đa những tính năng độc đào của Gmail như lưu trữ hay đánh nhãn cho email. Android 1.0 ra mắt đã khắc phục được vấn đề này và cho một trải nghiệm Gmail di động tốt nhất trên thị trường.
Android Market : Android đầu tiên xuất xưởng đã tạo nên một cuộc cách mạng ứng dụng di động bằng việc cung câp một trung tâm ứng dụng cho phép tải về và cài đặt phần mềm ngay trên điện thoại mà ngày nay chúng ta gọi là Android Market cho đến Android 2.2 và CH Play vơi các phiên bản mới đổ lại đây. Ngày nay thật khó có thể tưởng tượng được là một điện thoại thông minh ra mắt lại không có một cửa hàng ứng dụng cho riêng mình như Apple có Appstore hay symbian có Nokia Store và tất cả là do Android đặt nền móng.
Google phát triển giao diện Android 1.0 với sự giúp đỡ từ một công ty thiết kế đến từ Thụy Điểm với tên gọi The Astonishing Tribe ( TAT). Từ Android đầu tiên cho đến Android 2.2, TAT để lại dấu ấn của mình bằng một widget đồng hồ quen thuộc, tuy đơn giản mà đẹp mắt. Công ty này sau đó được mua lại bởi RIM và sau đó hoj chỉ tập trung vào sự phát triển cảu BlackBerry và nền tảng BBX, vì vậy mối lương duyên giữa Google và TAT đã kết thúc.
Android 1.1
Bản nâng cấp đầu tiên cho nền tảng Android đã được công bố vào tháng 2 năm 2009 tức là gần 3 tháng sau G1 ra mắt. Phiên bản 1.1 không phải là một cuộc cách mạng bởi chức năng chính của nó là sửa một danh sách khá dài chủ yếu là lỗi. Tuy nhiên, nó đã cho thấy khả năng nâng cấp thiết bị qua OTA một điều mà tại thời điểm đó rất ít hệ điều hành nào có thể làm được.Trước đó, ở Mỹ có dòng máy Danger ( hay còn có một cái tên Sidekick ) đã có một dạng cập nhật gần giống với OTA và chính Andy Rubin, người sáng lập công ty Android cũng chính là nhà đồng sáng lập hãng Danger.
Android 1.5 Cupcake
Android 1.5 có lẽ được biết đến nhiều hơn với tên mã là Cupcake bổ sung những tính năng nổi bật giúp Android có thể cạnh tranh với các nền tảng đối thủ và đây cũng là phiên bản đầu tiên sử dụng quy ước đặt tên “ngọt ngào” của Google: mỗi bản tiếp theo phát hành kể từ Cupcake đều được đặt tên từ một loại bánh kẹo trong thứ tự chữ cái.
Về mặt giao diện, Android không có nhiều thay đổi so vơi người tiền nhiệm của mình. Google chỉ làm cho giao diện bóng bẩy và mượt mà hơn ví dụ như làm trong suốt Widget tìm kiếm, trong app drawer được trang trí thêm hoa văn tinh tế bên dưới các biểu tượng. Tất nhiên nếu so sánh giao diện giữa 2 thiết bị sử dụng Android 1.1 và 1.5 thì chắc chắn bạn sẽ không cảm nhận được một sự khác biệt nào rõ ràng. Hầu hết người sử dụng G1 có thể nâng cấp lên những tinh chỉnh giao diện người dùng nhưng sẽ không sử dụng những tính năng mới thú vị mà Google mang lại cho Cupcake như:
Bàn phím ảo : Khi nhìn lại, thật ngạc nhiên khi nghĩ rằng khi Google có thể cung cấp Android mà không có bất kỳ một loại bàn phim mềm nào. Điều đó giải thích tại sao các thiết bị sử dung Android đầu tiên bán ra lại có bàn phím QWERTY và cho đến tận tháng 4 năm 2009 khi Cupcake ra mắt chúng ta mới thấy được điện thoại thuần cảm ứng duy nhất trên thị trường, HTC Magic.
Kết hợp với sự hỗ trợ bàn phím mềm, Google đã cho một bước đi táo bạo đó là họ đã tích hợp các “Hook” cần thiết để cho các nhà phát triển ở bên thứ ba có thể tạo ra bàn phím mang phong cách riêng của họ, đó là một cách mà nền tảng Android trở nên vượt trội hơn iOS và Windows. Tại thời điểm phát phát hành của Cupcake, bàn phím mềm của Android được người dùng đánh giá là tụt hậu so với iOS về độ chính xác và tốc độ, chính vì thế mà những hãng sản xuất phần cứng như HTC đã phát triển riêng một biện pháp khắc phục, cũng may là có hook do Google mở ra.
Khả năng mở rộng widget: Android 1.0 và 1.1 có tích hợp widget tuy nhiên những tiềm năng mà nó mang lại chưa được khai thác hết bởi vì Google đã không đưa bộ phát triển phần mềm cho lập trình viên. Từ Cupcake mọi chuyện đã thay đổi và cho đên nay hệ thống widget của Android rất phong phú, ngoài của Google vẫn còn có những nhà phát triển từ hãng thứ 3 nữa. Nhờ có khả năng này mà việc tùy biến giao diện của Android càng được đẩy mạnh hơn nữa.
Cải tiến Clipboard: Android đã hỗ trợ copy và paste từ những phiên bản đầu tiên tuy nhiên chỉ giới hạn ở trong một văn bản mà thôi. Điều đó có nghĩa là bạn không thể sao chép nội dung trên một trang web hay từ Gamil. Mặc dù khả năng copy từ Gmail chỉ đến từ những bản nâng cấp sau nhưng việc Cupcake hỗ trợ thêm cho trình duyệt cho phép bạn sao chép văn bản dễ dàng hơn trên một trang.
Khả năng quay video và phát lại : Thật khó tưởng tượng rằng một chiếc điện thoại thông minh lại không thể hỗ trợ việc quay video hiện nay tuy nhiên đó là điều mà T-Mobile đã từng phải hứng chịu. Mãi đến Android 1.5 thì Android mới quay phim được. Nhưng cũng giống như bàn phím, trình camera mặc định của Android quá tệ nên các hãng khác phải nhanh chóng thay thế bằng ứng dụng của riêng mình.
Và nhiều hơn nữa: Ngoài các nâng cấp ở trên Cupcake còn mang lại cho bạn nhiều tính năng hơn nữa như bạn có thể xóa hoặc lưu trữ nhiều email cùng một lúc, hỗ trợ tải video lên Youtube và Picasa, Google Talk…
Android 1.6 Donut
Tưởng chừng như 1.6 không lớn hơn 1.5 là mấy nhưng Donut lại mang lại nhiều cải tiến đáng giá. Một vài điểm trong giao diện được cải thiện, vài tính năng nhỏ được thêm vào và đặc biệt là hỗ trợ cho mạng CDMA. Điều này sẽ cho phép nhiều nhà mạng có thể sử dụng với Android, giúp cho Android có thêm một số lượng người dùng lớn hơn. Ví dụ như Verizon có thị phần ở Mỹ và hàng trăm triệu thuê bao trên toàn châu Á. Nhưng có lẽ thay đổi lớn nhất của Ảndroid ở phiên bản này là hỗ trợ các thành phần đồ họa độc lập với độ phân giải. Donut cho phép các thiết bị chạy ở độ phân giải và tỉ lệ màn hình khác nhau. Nếu bạn nhìn vào tất cả các dòng sản phẩm Android hiện nay bạn có những tùy chọn về độ phân giải như QVGA, HVGA, WVGA, FWVGA, độ phân giải qHD , độ phân giải HD và thậm chí giờ là Full HD. Để có được nhiều sự lựa chọn như vậy có lẽ phải nhờ tới Donut.
Tính năng Quick Search Box, được biết nhiều hơn trong thế giới điện thoại với cái tên Universal Search, cũng là một điểm mà Android nhận được nhiều lời khen. Bạn có thể tìm kiếm danh bạ, ứng dụng, nhạc, tin nhắn,…, tất cả đều chỉ thao tác trong một hộp tìm kiếm mà thôi. Trước Donut, khi nhấn nút Search trên máy Android thì bạn chỉ có thể tìm kiếm thông qua google.com mà thôi. Google cũng cho phép những lập trình viên tích hợp tính năng tìm kiếm mới này vào ứng dụng của mình để mở rộng thêm khả năng của Quick Search Box.
Những tính năng khác ra mắt trong Android 1.6 như một Market được thiết kế lại với tông màu trắng và màu xanh lá cây kết hợp với biểu tượng của Android có thêm hiển thị các ứng dụng free và trả phí đặc biệt là đã cung cấp các ứng dụng từ hãng thứ ba. Một giao diện máy ảnh được thiết kế lại bao gồm cả việc tích hợp bộ sưu tập tốt hơn và giảm đáng kể độ trễ màn trập tuy nhiên vẫn chưa nhận được phản hồi tốt từ người dùng. Nhưng thường thì các nhà sản xuất sẽ không sử dụng ứng dụng gốc này.
Android 2.0 và Android 2.1 Eclair
Vào đầu tháng 10 năm 2009- một năm sau khi ra mắt G1, Android 2.0 ra đời ngay trên thời kỳ đỉnh cao của 1.6. Chữ “ lớn “ có lẽ là từ môt từ mô tả chính xác của hệ điều hành Android mới này. Một cơ hội lớn cho nhà phát triển, một tiềm năng lớn cho Android về sau, những chiếc điện thoại lớn ra mắt và phân phôi bởi các nhà mạng lớn. Eclair, như ta đã biết, ban đầu được cung cấp độc quền trên Verizon trên chiếc Motorola Droid - mở đầu một thương hiệu thành công nhất trong lịch sử.
Điều gì đã khiến Eclair trở nên quan trọng như vậy ? Đây là bản Android nâng cấp lớn nhất kể từ từ khi hệ điều hành nầy ra mắt. Hỗ trợ màn hình 854x480 trên Droid chiếc điện thoại mạnh mẽ nhất trên thế giới thời điểm đó. Tuy nhiên cấu hình không phải là thành công duy nhất mà còn do những tính năng mà hệ điều hành mang lại:
Hỗ trợ nhiều tài khoản : Lần đầu tiên, nhiều tài khoảng Google có thể được thêm vào cùng một thiết bị. Người dùng có thể duyệt qua danh bạn, email của từng tài khoản. Eclair cũng cho bên thứ ba công cụ để họ có thể thêm các dịch vụ của mình vào phần này sau đó nó có thể giúp họ đồng bộ hóa để chia sẻ thông tin liên tục.
Google Maps Navigation : Đây là một trong những thay đổi lớn mà vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến thị trường ngày nay. Phát hành cùng với Android 2.0, Google Maps Navigation là một sản phẩm định vị ô tô hoàn toàn miễn phí sử dụng Google Maps giúp cho chiếc điện thoại của bạn trở thành một thiết bị dẫn đường. Navigation bao gồm rất nhiều tính năng bạn mong muốn như một cái nhìn tổng quan về hệ thống giao thông, hướng dẫn bằng giọng nói. Tuy nhiên phiên bản đầu tiên này có một số sai sót nhưng vẫn là lựa chọn thay thế khá hấp dẫn cho thiết bị GPS.
Quick Contact: khi chạm vào một số liên lạc nào đó, có một menu nhỏ sẽ xuất hiện để bạn tương tác theo nhiều cách: gửi email, gọi điện, nhắn tin và hơn thế nữa. Miễn là nơi nào có biểu tượng contact xuất hiện là nơi đó có thể dùng Quick Contact. Sau này có thêm Twitter, Facebook và nhiều dịch vụ đồng bộ khác cũng tích hợp tính năng riêng của mình vào Quick Contact.
Cải tiến bàn phím ảo: Cũng giống như G1, Droid được ra mắt với bàn phím QWERTY vật láy nhưng Google vẫn cho phép người dùng sử dụng thêm bàn phím ảo mà hãng đã thiết kế lại. Mặc dù cảm ứng đa điểm vẫn không được hỗ trợ đầy đủ trong trình duyệt, bản đồ nhưng Eclair lại sử dụng dữ liệu multitouch từ bàn phím để xác định điểm chạm thứ hai trong lúc người dùng gõ nhanh nhờ vậy độ chính xác của bàn phím ảo trên Android 2.0 được cải thiện đáng kể.
Trình duyệt mới: Mặc dù chưa hỗ trợ cảm ứng đa điểm nhưng trình duyệt trên Android 2.0 cũng có nhiều điểm nâng cấp đáng khen. Google đã hỗ trợ HTML5, bao gồm luôn khả năng phát video ở chế độ toàn màn hình. Hộp địa chỉ kết hợp với thanh tìm kiếm (giống với trình duyệt Chrome) cũng lần đầu xuất hiện trên Android. Để bù lại cho tính năng cảm ứng đa điểm, trình duyệt mới hỗ trợ chạm hai lần để phóng to nội dung trên màn hình, kèm theo đó là hai nút Zoom in, Zoom out.
Giao diện mới: các biểu tượng giờ đây đã đẹp hơn, sang trọng hơn, gọn gàng hơn nhiều so với trước. Widget cũng được thiết kế mới để tương thích với độ phân giải cao trên Droid. Giao diện menu cũng đẹp hơn nữa. Eclair cũng đã hộ trợ thêm các hình nền động.
Mặc dù không phải là một bản cập nhật lớn nhưng Android 2.1 đánh dấu một sự thay đổi chiến lược đối với Google. Android 2.1 ra mắt chủ yếu để sửa lỗi và cung cấp thêm các hàm API để lập trình viên can thiệp sâu hơn vào hệ thống. Google đã thử nghiệm bằng cách hợp tác với HTC cho ra mắt Nexus One, đó là một chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android gốc không có một bất kỳ sửa đổi nào. Nexus One là một thiết bị thuần cảm ứng với bộ vi xử lý 1Ghz Qualcomm Snapdragon đầu tiên trên thị trường với màn hình AMOLED độ phần giải WVGA. Thực ra, Google đã tiến hành việc này kể từ chiếc Droid với Android 2.0. Google và Motorola đã làm việc chặt chẽ để cùng phát triển một mẫu điện thoại tốt, nhưng Eclair trong Droid vẫn có vài sự tinh chỉnh.
Android 2.2 Froyo
Android 2.2 được ra mắt trong năm 2010 và mục tiêu của dự án Nexus đã xuất hiện rõẩnngfbao giờ hết: Nexus One là chiếc điện thoại đầu tiên được nâng cấp lên Android 2.2. Giao diện màn hình chính đã được thay đổi, từ 3 màn hình chính tăng lên thành 5 màn hình. Dãy nút kích hoạt nhanh chế độ gọi điện, web và App Drawer cũng đã xuất hiện. Những chấm nhỏ ở góc trái, phải bên dưới của màn hình giúp người dùng biết mình đang xem đến màn hình nào. Google đã có nhiều cố gắng để giao diện Android được vui và đẹp hơn, dễ dùng hơn, bắt kịp phần nào với giao diện của bên thứ ba như HTC Sense chẳng hạn.
Froyo cũng cung cấp một ứng dụng thư viện mới được thiết kế lại hoàng toàn với giao diện 3D, đồng thời có nhiều hiệu ứng chuyển động đẹp mắt. Nhiều tính năng bảo mật mới cũng xuất hiện. Tuy nhiên, với người dùng thông thường thì việc Android 2.2 FroYo có hỗ trợ duyệt web với Flash là điểm đáng quan tâm nhất. Hầu như người ta muốn lên FroYo là để tận hưởng được cảm giác duyệt web với Flash đầy đủ trên thiết bị di động. Android 2.2 bổ sung thêm tính năng di chuyển một phần ứng dụng từ bộ nhớ máy sang thẻ nhớ, giúp tiết kiệm dung lượng cho các điện thoại thời bấy giờ.
Android 2.3 Gingerbread
Khoảng nửa năm sau sự có mặt của Froyo trên Nexus One, Google lại trở lại với dự án Nexus để hỗ trợ cho việc phát hành Android 2.3. Nhưng trong thời gian này, Google lại hợp tác với Samsung để sản xuất Nexus S với vai trò là người kế nhiệm cho Nexus One.
Android 2.3 không phải là một bản nâng cấp lớn nhưng những ảnh hướng mà nó mang lại thì không nhỏ chút nào. Như đã nói ở trên thay đổi dễ nhận thấy nhất là Android khoác lên mình một chiếc áo màu đen trông chuyên nghiệp hơn, tiếp theo đó là thay thế đồng hồ Malmo của TAT thành analog. Theo Google cho biết thay đổi này sẽ giúp các máy dùng màn hình AMOLED tiết kiệm pin hơn. Một vài tính năng mới trên Android 2.3:
Hai thanh chặn khi chọn văn bản: Hồi Android 2.2, việc chọn văn bản khi đang soạn thảo hoặc khi đang duyệt web rất cực khổ. Nhờ có thanh chặn này mà người dùng có thể chọn từng kí tự một, tiện lợi hơn rất nhiều.
Bàn phím được cải tiến: Google một lần nữa đầu tư cho bàn phím ảo, lần này có sự thay đổi lớn về tông màu của bàn phím. Nhìn các phím đẹp hơn, đen hơn và cả kí tự cũng được thay đổi so với hồi Android Cupcake. Nhờ có khả năng nhận biết đa điểm trên bàn phím mà việc việc soạn thảo đã dễ chịu hơn, cho phép người dùng nhấn cùng lúc nhiều phím để chuyển sang bàn phím dạng kí tự.
Công cụ quản lí pin và ứng dụng: vì Android cho phép các ứng dụng chạy nền thực thụ chứ không bị ngắt lại, vấn đề pin bị người dùng phàn nàn rất nhiều đặc biệt là các phần mềm không được viết để thoát khỏi bộ nhớ sau khi đã hoàn tất công việc của mình. Một công cụ mới đã ra mắt với biểu đồ nhằm theo dõi mức độ tiêu thụ pin cùng việc quản lí ứng dụng đang chạy sẽ giúp đỡ người dùng phần nào.
Hỗ trợ máy ảnh trước: Lần đầu tiên một phiên bản của hệ điều hành Android hỗ trợ việc sử dụng máy ảnh phụ phía trước của thiết bị hỗ trợ chat video di động. Trên chiếc Nexus S có một máy ảnh trước, nhưng lúc thiết bị này mới ra mắt thì chúng ta không làm được gì nhiều ngoài việc chụp ảnh "tự sướng".
Tính năng mới của Gingerbread nhắm đến các nhà phát triển hơn so với người dùng cuối ví dụ như NFC chẳng hạn. Khi Nexus S dành cho nhà mạng Sprint thì Google cũng đã giới thiệu Google Wallet, dịch vụ thanh toán di động sử dụng NFC của mình. Đến bây giờ NFC đã dần trở nên thông dụng và 2.3 đã góp một phần quan trọng trong việc phổ biến kết nối này đến với cuộc sống.
Google cũng sử dụng sử ra mắt của Gingerbread như một cơ hội đển đạt được một vị thế cao hơn trên thị trường game di động, một lĩnh vực đang bị chiếm lĩnh bởi iOS bằng việc cung cấp cho lập trình viên quyền truy cập cấp thấp nhất, tức là gần sát nhất, đến các phần cứng về âm thanh, đồ họa, lưu trữ,… Nhờ đó, nhiều game/ứng dụng native ra đời với tốc độ hoạt động n hanh hơn, hình ảnh, âm thanh phong phú, chân thật và đẹp hơn nhiều.
Android 3.x Honeycomb
Đặc điểm nhận dạng đầu tiên của Honeycomb chính là việc hệ điều hành này dành riêng cho máy tính bảng và sản phẩm đầu tiên sử dụng hệ điều hành này là Motorola Xoom. Xoom sử dụng giao diện 3.0 thuần khiế không chỉnh sửa. Mặc dù Android 3.0 không có nhiều dấu ấn đặc biệt trên thị trường nhưng có thể coi nó là nền tảng cho Android 4.0 với các tính năng :
Sử dụng tông màu đen và xanh dương làm tông màu chủ đạo, sau này Android 4.0 ra mắt cũng mang đặc điểm này và hệ thống icon đã được thay mới.
Thiết kế lại màn hình chủ và vị trí widget. Người dùng không phải lựa chọn widget màn hình chủ mà từ appdrawer . Trong bảng ứng dụng có thêm một thẻ widget được sắp xếp dưới dạng lưới vuông cho một cái nhìn tổng quát hơn, người dùng chỉ việc ấn vào kéo ra màn hình chính.
Không có nút vật lý. Các nút back, home, search và menu trên máy tính bảng sử dụng Android 3.0 sẽ xuất hiện ngay trên màn hình của bạn. Android 3.x có khả năng ẩn hiện cac nút này một cách linh hoạt tùy vào ứng dụng bạn đang sử dụng.
Cải thiện đa nhiệm: Nút Recent Apps lần đầu tiên xuất hiện trên Android cho phép người dùng duyệt qua các ứng dụng gần đây nhờ đó có thể chuyển đổi ứng dụng dễ dàng hơn.
Sau Android 3.0, Google có hai bản nâng cấp nhỏ với mục đích là sử lỗi và thêm vài tính năng mới. Mặc dù với smartphone Honeycomb là một cái tên xa lạ nhưng nó lại là bước đệm cho Google bước sang một kỷ nguyên mới một kỷ nguyên bắt đầu với cái tên Ice Cream Sandwich.
Hằng Giang