Ở Ấn Độ, có một nơi mà mỗi khi đi qua, người ta không khỏi rùng mình trước những cảnh tượng đẫm máu. Điều kì lạ, đây không phải là nhà tù hay pháp trường, mà lại là một phòng khám, nơi chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày bằng phương pháp trích máu cổ xưa. Phòng khám ngoài trời này do ông Hakim Ghyas, 79 tuổi mở ra và vẫn đang hoạt động trên đường phố Delhi, ngay cạnh nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thành phố.
Bệnh nhân phải đứng nửa giờ trong ánh nắng mặt trời giờ và buộc một sơi dây thừng từ thắt lưng trở xuống
Mặc dù những năm gần đây, y tế hiện đại ở Ấn Độ đang được đầu tư và cải tiến rõ rệt, nhưng trích máu cổ xưa vẫn tồn tại và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tại phòng khám Delhi, bệnh nhân phải đứng nửa giờ trong ánh nắng mặt trời giờ để máu lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, bệnh nhân phải đứng thẳng, buộc một sơi dây thừng từ thắt lưng trở xuống, và rạch nhiều vết trên cơ thể bằng lưỡi dao lam.
Con trai ông Delhi rạch nhiều đường nhỏ trên da bệnh nhân để máu chảy ra
Bệnh nhân đứng để cho máu chảy ra được ổn định
Nói về phương pháp chữa bệnh rùng rợn này, Ông Ghyas đã tuyên bố: “ Các kỹ thuật có thể chữa được hầu hết các dạng viêm khớp, bệnh tim và thậm chí cả các giai đoạn đầu của bệnh ung thư máu”. Ông cũng không tính phí vì hầu hết những người mắc bệnh là người nghèo.
Thay vào đó, để kiếm tiền, ông Ghyas phụ thuộc vào một con người là nhân viên bán hàng trong khi một người con trai khác cũng giúp bệnh nhân trích máu chữa bệnh.
Người ta tin rằng loại bỏ máu bẩn sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh
Trích máu là một phong tục cổ xưa được đề cập đến lần đầu trong tiếng Hy Lạp và các văn bản y tế bằng tiếng Phạn từ hàng ngàn năm trước. Kỹ thuật này được mô phỏng theo quá trình kinh nguyệt. Bởi các bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates tin rằng kinh nguyệt với hiện tượng chảy máu có chức năng tẩy những mầm bệnh xấu trong người. Máu bẩn là nguyên nhân của mọi nguồn bệnh. Vì vậy, đẩy lùi được máu nhiễm bệnh ra khỏi cơ thể và tái tạo máu mới, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh.
Dao lam được dùng khi trích máu hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày
Tại châu Âu, trích máu được áp dụng vào cuối thế kỷ 19 nhưng các bác sĩ cảm thấy việc mất máu làm cho bệnh nhân suy nhược và dễ bị nhiễm trùng. Vào những năm gần đây, họ đã cải tiến phương pháp này bằng cách dùng đỉa hút máu. Năm ngoái, một nghiên cứu trên 60 người béo phì đã phát hiện ra rằng, trích máu đẩy lùi bệnh tăng huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu. Kết quả này đã gây nhạc nhiên cho tất cả các nhà nghiên cứu.
Ông Hakim Ghyas – người trích máu miễn phí cho mọi người
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng, trích máu bằng phương pháp cổ xưa của Ấn Độ không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra tác dụng phụ như mất máu, nhiễm trùng và tụt huyết áp...
An Nguyên