Ảnh chụp về "dấu vết quỷ dữ" kỳ lạ ở Sao Hỏa

Ảnh chụp về "dấu vết quỷ dữ" kỳ lạ ở Sao Hỏa

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 26/02/2022 14:00

Theo các chuyên gia, những gò đất kỳ lạ, gợn sóng gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía nam của Sao Hỏa là do “quỷ bụi” gây ra.

ExoMars Trace Gas Orbiter, tàu quỹ đạo của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Roscosmos (Cơ quan hàng không vũ trụ Nga) đang hoạt động quanh Sao Hỏa đã chụp được một hình ảnh kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía nam sao Hỏa.

Đó là bức tranh toàn cảnh về một dạng địa hình hỗn loạn, đứt gãy, đứt quãng, có các nhóm đá lộn xộn và hình dạng khác nhau, gò hình nón, rặng núi, những ngọn đồi đỉnh bằng...

Đời sống - Ảnh chụp về 'dấu vết quỷ dữ' kỳ lạ ở Sao Hỏa

Hình ảnh kỳ lạ chụp được gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía nam của Sao Hỏa. Ảnh: ESA/Roscosmos.

Điểm đặc biệt nhất của địa hình là những "dấu vết quỷ dữ", trông như những sợi tua rua mềm mại, xuất hiện thành từng chùm trên khắp khu vực.

Những dấu vết này do một hiện tượng có cả ở Sao Hỏa và Trái Đất gây ra: “Quỷ bụi”, hay còn gọi là lốc bụi.

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo nên những luồng khí ấm xen vào vùng không khí mát hơn, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng, không lớn nhưng mạnh mẽ và tồn tại lâu dài.

Đời sống - Ảnh chụp về 'dấu vết quỷ dữ' kỳ lạ ở Sao Hỏa (Hình 2).

Mặc dù xảy ra cả ở Trái Đất lẫn Sao Hỏa nhưng quy mô của quỷ bụi trên Hành tinh đỏ lại đáng sợ hơn rất nhiều, với kích thước rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.

"Quỷ bụi" sao Hỏa có thể đạt tốc độ gió 110 km/h, nhưng do luồng không khí tương đối mỏng nên lực của nó còn yếu hơn cả các cơn bão nhẹ trên Trái Đất.

Trên Sao Hỏa, một thế giới ít bị biến động bởi các hiện tượng thời tiết như Trái Đất, dấu vết do "quỷ bụi" khắc trên nền đất đã được bảo lưu lâu dài, rõ ràng.

Các nhà khoa học lưu ý, màu xanh tím của các "dấu vết quỷ dữ" là sắc màu giả được tạo ra bởi 3 bộ lọc, để quan sát rõ hơn. Đó không phải màu sắc thực bạn sẽ thấy nếu hiện diện trên Sao Hỏa.

Tàu ExoMars Trace Gas Orbiter được phóng vào năm 2016 và bắt đầu sứ mệnh khoa học đầy đủ của mình vào năm 2018. Dự án ban đầu được lên kế hoạch là sự hợp tác giữa ESA và Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), nhưng châu Âu đã hợp tác với Roscosmos vào năm 2012, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cắt giảm ngân sách của NASA.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.