Nếu chỉ nhìn lên bầu trời đêm, bạn khó có thể nhận biết được những diễn biến đang diễn ra bởi có vô số các vì sao cùng chiếu sáng. Trên thực tế, các ngôi sao vẫn luôn sinh ra và chết đi. Đặc biệt, có những ngôi sao mới được ra đời ở cách hành tinh chúng ta khá gần.
Bức ảnh kể trên cho thấy một vùng Lupus 3 sao hình thành trong chòm sao Scorpius (chòm sao Bọ Cạp), cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng. Khoảng cách này trên thực tế chưa thấm tháp gì với không gian trải dài 100.000 năm ánh sáng của thiên hà Milky Way của chúng ta.
Những gì trông giống như những đám khói đen cuồn cuộn ở trung tâm bức ảnh thực sự là những đám mây bụi và khí gọi là vùng tinh vân tối, nơi các ngôi sao mới đang được tích cực sinh ra.
Hai ngôi sao màu xanh sáng ở trung tâm bức hình là hai ngôi sao mới đang bắt đầu nóng và phát sáng. Chúng sẽ quét sạch những đám bụi và khí đã che khuất tầm nhìn của chúng ta bấy lâu nay.
Hình ảnh được chụp bằng kính viễn vọng tại Đài thiên văn Nam Âu, có trụ sở ở Chile.
Trước đó, năm 2013, đài thiên văn này cũng đã từng công bố một số hình ảnh ấn tượng về việc sự hình thành một ngôi sao mới có tên Herbig-Haro HH 46/47 ở cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.
Anh Nguyễn (theo Cnet)