Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 500 triệu đồng nhờ trồng thứ “quý như vàng”

Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 500 triệu đồng nhờ trồng thứ “quý như vàng”

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 06/07/2024 07:30

Trồng thứ dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, từ năm 2024, anh Phúc có thể thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.

Với mong muốn làm ra sản phẩm tốt cho sức khỏe, anh Phạm Văn Phúc (SN 1987, khu Tân Lập, xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) quyết định nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Anh Phúc cho biết: "Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là trùng thảo, là một loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và rất tốt cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, thấy nhiều người thân, bạn bè không đủ tiền mua loại nấm này hoặc mua phải hàng giả, kém chất lượng nên tôi đã nghĩ đến việc học nghề nuôi cấy đông trùng hạ thảo".

Từ ý tưởng khởi nghiệp, anh Phúc bắt tay vào tìm hiểu tài liệu, học hỏi cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Anh cũng không ngại đi tìm hiểu thực tế tại nhiều cơ sở khắp các tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Đến tháng 3/2022, anh Phúc trở về quê, bàn bạc với gia đình và xây dựng, mở xưởng cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo trên diện tích gần 100m2, đồng thời mua sắm, đầu tư hệ thống sấy thăng hoa để nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm.

Anh Phúc cho biết, anh đã gặp không ít khó khăn khi khởi nghiệp với đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, anh cũng lại là người khá may mắn, bởi lô đông trùng hạ thảo đầu tiên ra đời đã có kết quả khả quan, không bị hư hỏng.

Đời sống - Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 500 triệu đồng nhờ trồng thứ “quý như vàng”

Anh Phạm Văn Phúc và các sản phẩm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Mạnh Thuần/báo Dân Việt.

"Sau khi được nhiều khách hàng phản hồi tích cực, tôi mạnh dạn sản xuất đông trùng hạ thảo theo hướng hàng hóa, tham gia chương trình OCOP để nâng cao năng suất, chất lượng, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với mức giá hợp lý", anh Phúc, chủ cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo Phúc Linh (khu Tân Lập, xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) tâm sự với Dân Việt.

Theo anh Phúc, môi trường chính là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới sự thành bại của quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Theo đó, phòng nuôi cấy phải được khử trùng sạch sẽ; ngoài ra, trong phòng còn trang bị hệ thống phun sương, lắp đặt hệ thống làm lạnh để giữ môi trường, nhiệt độ, độ ẩm ổn định. Quá trình nuôi cấy, chăm sóc đông trùng hạ thảo cũng được thực hiện khép kín, hết sức nghiêm ngặt.

Anh Phúc cho biết, quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo đúng kỹ thuật phải trải qua 4 giai đoạn: Nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và cuối cùng là thu hoạch. Mỗi lứa đông trùng hạ thảo, anh thực hiện 2.000 hộp giá thể sản xuất theo kiểu "cuốn chiếu". Tất cả các hộp đều được đánh số rõ ràng để thuận tiện theo dõi khả năng sinh trưởng cho tới ngày thu hoạch.

"Việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ thuật bài bản. Ngoài ra, phải luôn tỉ mỉ, kiên nhẫn trong từng khâu để theo dõi sự thay đổi, phát triển của trùng thảo. Chỉ có như vậy mới có thể xử lý kịp thời, loại bỏ trùng thảo chất lượng kém, hạn chế lây lan dịch bệnh", anh Phúc nói.

Sau 85 ngày, các sợi đông trùng hạ thảo bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm hơn so với phần thân là có thể thu hoạch. Lúc này, anh Phúc sẽ thu hoạch đông trùng hạ thảo và sấy thăng hoa. Mỗi lần sấy thăng hoa mất khoảng 30 tiếng; 10kg đông trùng hạ thảo tươi sấy được khoảng hơn 1kg đông trùng hạ thảo khô. Sau đó, sẽ tiến hành đóng gói theo hộp để bán ra thị trường.

Đời sống - Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 500 triệu đồng nhờ trồng thứ “quý như vàng” (Hình 2).

Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của địa phương, tháng 10/2023, sản phẩm "Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa Phúc Linh" của cơ sở anh Phúc được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Chỉ mới hơn 1 năm từ ngày khởi nghiệp đến nay, cơ sở sản xuất của anh Phúc đã bán ra thị trường hàng nghìn hộp đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, mang về doanh thu trên 300 triệu đồng. Từ năm 2024, anh Phúc nhận định, sau khi trừ chi phí, anh có thể thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm từ bán đông trùng hạ thảo thương phẩm.

Hiện nay, cơ sở của anh Phúc đang tiếp tục nghiên cứu chiến lược để tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng như đông trùng hạ thảo sấy nguyên đế, đông trùng hạ thảo tán bột, đông trùng hạ thảo ngâm rượu, ngâm mật ong... Đẩy mạnh bán sản phẩm đông trùng hạ thảo trên các sàn thương mại điện tử.

Theo Sức khỏe & Đời sống, đông trùng hạ thảo hay nhộng trùng thảo, hay trùng thảo… là tên thường gọi của một số loài nấm Cordyceps - nấm dược liệu ký sinh trên côn trùng (ấu trùng sâu bướm).

Trong tự nhiên có hàng trăm loài nấm này, nhưng chỉ có 02 loài được nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.


Cả 02 loài nấm này đều được tìm thấy trên cao nguyên Tây Tạng và đều chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học chỉ mới thành công trong việc nuôi trồng thu hoạch từ loài Cordyceps militaris trong khi chưa thành công với loài còn lại.


Trước kia, nhắc đến đông trùng hạ thảo người ta thường nghĩ đến loài nấm có hình dạng như cành cây khô, mọc từ thân của ấu trùng sâu, màu nâu sẫm. Đây cũng là loại mà nhiều người tin rằng là sản phẩm khai thác tự nhiên, quý hiếm, và sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để mua. Do khan hiếm, nên loài này dễ bị làm giả nhiều nhất, khiến cho người tiêu dùng nếu chưa tìm hiểu kỹ, sẽ dễ mua phải hàng giả, tiền thì mất mà lợi ích về sức khỏe thì chưa chắc như mong đợi, chưa kể còn có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người dùng.


Ngày nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, thế giới đã thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris bằng nguồn dinh dưỡng như gạo lứt, khoai tây, nước dừa… mà vẫn chiết xuất được nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ. Cordycepin là một dược chất chính từ đông trùng hạ thảo, được tìm thấy trong loài nấm này. Bên cạnh cordycepin, thì adenosine là dược chất chính thứ hai mà hàm lượng của nó đặc trưng cho chất lượng của loài này.


Những lợi ích sức khỏe từ đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo không chỉ sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền mà còn được nghiên cứu trong y học hiện đại với nhiều tiềm năng trong hỗ trợ hồi phục sức khỏe, cải thiện sinh lý, tăng sức đề kháng, kháng viêm, kháng khuẩn,... Dưới đây là một số công dụng nổi bật của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh.

-Hỗ trợ tăng cường sức khỏe


Đông trùng hạ thảo (C. militaris) chứa nhiều dưỡng chất như acid amin, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể bổ sung nguồn dinh dưỡng, hồi phục sức khỏe sau bệnh hay làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Đặc biệt adenosine là thành phần quan trọng giúp sản sinh năng lượng cho tế bào, giúp cơ thể luôn dẻo dai, tràn đầy sinh lực và hoạt động suốt ngày dài.

-Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa


Lão hóa là vấn đề bất kỳ ai cũng gặp phải theo thời gian khiến cho làn da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn. Đồng thời lão hóa làm cho sức khỏe và sức đề kháng suy giảm, khiến cơ thể dễ mắc các loại bệnh khác.


Đông trùng hạ thảo với các thành phần polyphenols và flavonoids giúp chống oxy hóa từ đó hỗ trợ cơ thể giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cũng như sức khỏe sẽ được nâng cao.


-Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng

Uống đông trùng hạ thảo còn giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Thực tế, đông trùng hạ thảo có rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ tăng cường tuần tuần máu, hỗ trợ giảm mệt mỏi, stress. Điều đó giúp cho chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. 
Ngoài ra adenosine trong đông trùng hạ thảo cũng chính là một chất có tác dụng hỗ trợ điều hòa giấc ngủ. 

-Tiềm năng chống ung thư


Các hợp chất sinh học trong đông trùng hạ thảo có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi và ung thư trực tràng. Thêm vào đó, đông trùng hạ thảo còn có công dụng trong việc làm giảm kích thước khối u.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.