Anh nông dân lãi hơn 200 triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản này trên sân thượng

Anh nông dân lãi hơn 200 triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản này trên sân thượng

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 16/03/2024 07:30

Tận dụng diện tích sân thượng 60 m2, anh Trương Thành Ngôn xây 100 bể kính nuôi con đặc sản này, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Trong khi nhiều người nuôi rắn ri voi trong vèo, trong ao hoặc bể xi măng thì anh Trương Thành Ngôn (50 tuổi, ngụ thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) có ý tưởng mới là nuôi trong bể kính đặt trên sân thượng. Mô hình này vừa tiết kiệm diện tích, hạn chế bệnh và vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng sân thượng còn trống trong căn nhà 3 tầng của gia đình, anh Ngôn lắp bể kính nuôi rắn. Với diện tích tầng thượng chỉ có 60 m2, anh đặt gần 100 hồ kiếng chồng lên nhau. Mỗi bể kính dài 1,2 m, chiều cao và ngang 0,5 m. Ở đáy bể có gắn van xả nước thải nên dễ dàng xử lý thay nước. Chi phí đầu tư mỗi bể gần 1 triệu đồng. Trung bình mỗi bể, ông nuôi ghép 3 con cái và 2 con đực. Riêng rắn nhỏ thả số lượng nhiều hơn. Giá thể để rắn trú ngụ là lá dừa, lá chuối khô.

Đời sống - Anh nông dân lãi hơn 200 triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản này trên sân thượng

Theo anh Ngôn, nuôi rắn trong bể kính rất dễ theo dõi. Nếu phát hiện rắn có biểu hiện bất thường là xử lý nhanh hơn so với nuôi trong lu hay bể xi măng. Ảnh: báo Lao Động

Anh Ngôn kể với báo Lao Động, năm 2016, tình cờ được hàng xóm tặng cặp rắn ri voi ngoài tự nhiên nuôi. Sau đó, anh mua hồ kính thả nuôi trên tầng thượng như thú cưng. Thấy rắn phát triển tốt, cho sinh sản, anh nảy ra ý định nuôi phát triển kinh tế.

“Sau khi tìm hiểu cách nuôi và nhận định loại rắn này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định tìm mua giống chất lượng hơn về nuôi nhân đàn. Ban đầu, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì chưa nắm rõ tập tính của chúng. Sau thời gian học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm, tôi đã nhân đàn thành công. Hiện tại, số lượng duy trì ổn định đã trên 2.000 con tại trại”, anh Ngôn nói.

Đời sống - Anh nông dân lãi hơn 200 triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản này trên sân thượng (Hình 2).

Anh Ngôn tận dụng diện tích 60m2 trên sân thượng để xây gần 100 bể kính nuôi rắn ri voi.

Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi rắn, anh Ngôn cho rằng, nuôi rắn trong bể kính rất dễ theo dõi, nếu phát hiện rắn có dấu hiệu bất thường, kịp thời xử lý nhanh hơn so với nuôi trong bể xi măng. Đặc biệt, nuôi trong bể kính thì rắn lớn nhanh và sinh trưởng tốt.

“Nuôi loại rắn ri voi rất nhẹ công chăm sóc, cách 4 - 7 ngày cho ăn một lần. Thức ăn là nguồn cá tạp dễ tìm, giá rẻ. Chỉ cần vệ sinh bể kính sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh, thay nước mỗi tuần 1 lần”, anh Ngôn chia sẻ với báo Thanh Niên.

Hiện anh Ngôn chủ yếu nuôi rắn ri voi giống, chỉ bán rất ít rắn thương phẩm. Rắn có trọng lượng từ 1 - 1,2 kg/con có giá 750.000 - 800.000 ngàn đồng/kg. Riêng rắn giống 15 ngày tuổi giá 80.000 đồng/con, rắn 1 tháng tuổi giá 100.000 đồng/con. Mỗi năm, anh xuất bán trên 2.000 con rắn giống, thu lãi trên 200 triệu đồng.

Rắn ri voi hay còn gọi với nhiều tên khác như rắn Bồng voi hay rắn Ri tượng, chúng có tên khoa học là Subsessor Bocourti, là loài rắn duy nhất của chi Subsessor của họ rắn Ri (Homalopsidae).

Loài rắn này thường được nuôi rất phổ biến để lấy thịt, bởi chúng có giá trị kinh tế rất cao, khá dễ nuôi và sinh trưởng rất tốt. Thêm vào đó, loài rắn này sở hữu thân hình mập mạp, thịt thơm ngon, bổ dưỡng thế nên nhu cầu sử dụng rất cao.

Điều kiện để nuôi rắn ri voi không khó. Thức ăn của chúng dễ kiếm. Ri voi lại đẻ rất khoẻ. Mỗi lứa, một con cái có thể đẻ từ 20-30 con. Thậm chí, có con còn đẻ được 50 con một lứa. Đàn rắn tăng lên nhanh chóng. Chúng lại phàm ăn nên lớn rất nhanh. Chỉ có điều, rắn ri voi chịu rét rất kém. Nó là loài sinh ra ở vùng nhiệt đới nên chỉ thích ứng với khí hậu nóng ẩm. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 20 độ C là chúng ngừng hoạt động. Còn nếu hạ tiếp xuống dưới 17 độ C là rắn có thể chết. Vì vậy, ở miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung không nuôi được rắn ri voi. Chỉ có Nam bộ là nơi thích hợp nhất để nuôi loài rắn này.


Ri voi không có nọc độc nên không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó là loài hung dữ, phải hết sức cảnh giác. Nó chỉ tấn công ta khi ta có hành động chọc giận nó hoặc có những động tác như muốn tấn công nó.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.