Một anh nông dân ở Bình Dương trồng loại "cây quen thuộc" nhà nào cũng ăn, không ngờ doanh thu đều tay 20 tỷ đồng/năm. Chính nhờ chuyển đổi đúng cách cây trồng mà anh Thương có doanh thu tiền tỷ đáng ngưỡng mộ đến vậy. Nghe đến đây, nhiều người muốn học hỏi kinh nghiệm làm giàu.
Anh Lâm Thành Thương là người tiên phong trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi); xử lý để cây cam, cây quýt ra trái quanh năm. Nhờ chăm chỉ làm ăn và có doanh thu tốt mà năm vừa qua, anh đã được bình chọn là 1 trong 100 nhà nông tiêu biểu của cả nước nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023".
Nhờ chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm và không ngại đầu tư trên diện tích canh tác hơn 100ha, do đó mỗi năm Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023 Lâm Thành Thương thu lời hơn 20 tỷ đồng.
Tiết lộ bí quyết làm giàu thành công với báo Dân Việt, anh Thương cho hay, thành công của anh không phải ở sản xuất quy mô lớn, mà chủ động tìm kiếm thị trường. Trong suốt khoảng thời gian dài lập nghiệp anh nông dân này luôn quan sát về thổ nhưỡng, địa lý... do đó anh đã có những quyết định đúng đắn khi đầu tư số tiền lớn để trồng cây ở huyện Bắc Tân Uyên. Đặc biệt tại khu vực này có xã Hiếu Liêm nằm cạnh 2 dòng sông Bé và sông Đồng Nai, rất thích hợp để phát triển mạnh kinh tế trang trại.
Nói thêm về cái duyên quyết định trồng cây ăn quả, anh nông dân này cho hay, hơn 20 năm trước, ông Lâm Thành Thương mang theo nghề trồng cam quýt từ Đồng Tháp lên đất Hiếu Liêm này lập nghiệp. Ông Thương kể, người dân miền Tây có nhiều kinh nghiệm trồng cây ăn trái, nhưng riêng cây có múi thì thổ nhưỡng ở Bắc Tân Uyên lại có những lợi thế riêng. Đặc biệt thổ nhưỡng ở đây phù hợp nên trái chắc quả và có độ ngọt cao.
Thuở ban đầu gia đình anh Thương bắt đầu làm giàu ở mảnh đất này với với cây cam, quýt trên diện tích 5ha. Điều đáng nói để có doanh thu "khủng" như hiện nay anh đã áp dụng nhiều công nghệ vào việc tưới tiêu, bón phân, làm bẫy côn trùng thay cho thuốc bảo vệ thực vật.
Mặc dù doanh thu hiện nay cũng daonh thu đều tay là 20 tỷ/năm nhưng anh Thương không khỏi nhớ về những khó khăn năm xưa khởi nghiệp. Vốn trồng cây trên gò đất cao nên việc canh tác gặp nhiều trắc trở, nhất là khâu đưa nước tưới từ sông lên vườn. Theo đó những năm 2012, nơi này chưa có điện. Ông phải bỏ kinh phí ra xây dựng hơn 10 trạm điện, mỗi trạm hơn 1 tỷ đồng, để đưa nước về. Nhờ những trạm điện này mà sau đó, không chỉ ông, nhiều nông dân khác cũng được hưởng lợi.
Để cây trồng phát triển tốt mang lại hiệu quả cao, việc tưới nước của ông được tự động hóa hoàn toàn. Anh sử dụng motor cao áp đưa nước từ sông lên, trữ trong hồ chứa. 10 giờ tối, ông bấm điện thoại tưới nước tự động toàn bộ vườn trồng, đến 4h sáng thì tự động ngừng. Cũng nhờ áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt đạt năng suất mà nhiều nông dân thấy vậy cũng học theo, và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ thu hoạch quanh năm, chủ động nguồn cung cho thị trường.
Không những vậy anh nông dân cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp ép cây cho ra quả trái vụ, bằng cách phủ bạt nhựa lên các liếp cam. Cách làm này là một trong những bí quyết nhằm tạo khô hạn tạm thời cho vườn cây.
Suốt chặng đường dài không ngừng học hỏi và ứng dụng VietGap vào quy trình sản xuất, nhờ đó năng suất cây trồng gia đình anh Thương trung bình đạt hơn 50 tấn/ha. Trên diện tích 150ha, mỗi năm trang trại của anh nông dân xuất bán gần 5.000 tấn trái cây có múi các loại. Toàn bộ sản phẩm của trại đều sản xuất theo quy trình VietGap, nên được bạn hàng tín nhiệm. Trung bình mỗi năm ông thu lời hơn 20 tỷ đồng. Không chỉ vây trang trại cũng giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Dù ở thời điểm nào trang trại của ông Thương vẫn cung ứng cam cho các chợ đầu mối lớn tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Không chỉ cung cấp loại trai cây có múi ra thị trường, anh nông dân sản xuất giỏi này còn nhanh nhạy nắm bắt thông tin cung cầu và chủ động tìm kiếm thị trường mới là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, anh đón khách du lịch miệt vườn. Trên toàn bộ diện tích, ông dành riêng khu vực trồng quýt hồng 11ha phục vụ cho khách tham quan. Tính đến nay cũng đã hơn 5 năm, trang trại quýt hồng của anh Lâm Thành Thương được trồng để phục vụ nhu cầu chụp ảnh kỷ niệm của các bạn trẻ vào dịp cuối tuần.
Chia sẻ về anh nông dân tiêu biểu này, ông Nguyễn Văn Huy - Chủ Tịch Hội Nông dân huyện Bắc Tân Uyên, cho biết ông Lâm Thành Thương là một trong những nông dân tiên phong trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. Thời gian qua, ông Thương hiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân cùng tham gia sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái. Ông còn vận động một số trang trại trồng cây ăn trái khác thực hiện mô hình vừa sản xuất cây ăn trái vừa phát triển du lịch miệt vườn. Mô hình đã mang lại những kết quả bước đầu.
Kỹ thuật canh tác quýt cho quả sai trĩu, vị ngọt lịm
Quả quýt có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái, trị say xe, nứt nẻ da, trị viêm phế quản mãn tính, trị táo bón…,theo Khoa học & Phát triển.
- Đất trồng: Cây quýt ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nơi đặt chậu cây cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới. Bà con nông dân có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Giống quýt: Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống quýt như quýt Thái, quýt đường, quýt hồng… Bạn có thể lựa chọn giống tùy thuộc vào sở thích. Cây quýt thường được trồng bằng hạt, chiết và ghép. Tuy nhiên, người ta thường ít chọn phương pháp trồng bằng hạt vì cây lâu cho trái và năng suất thấp hơn. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua sẵn giống ở các vựa bán cây giống gần nhà.
- Cách trồng cây: Khi trồng, đặt cây con vào giữa hố đã được đào sẵn, đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng quýt xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, phủ rơm cỏ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất, ngắt bớt một phần lá và cành yếu để tăng tỉ lệ sống cho cây.
- Chăm sóc quýt: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Từ 1 - 3 năm sau khi trồng, cây được khoảng 20 ngày tuổi, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 - 2 tháng bón phân 1 lần. Thường xuyên làm cỏ cho cây quýt. Mỗi năm tiến hành vun xới gốc từ 2 - 3 lần.
Sau đó, bón phân có thể chia thành 4 đợt: Trước khi cây ra hoa, sau khi cây đậu trái từ 6 - 8 tuần, trước khi thu hoạch trái từ 1 - 2 tháng và sau khi thu hoạch trái.
Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 - 40cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 - 10cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới (nên bón phân trước khi đốn).
Lưu ý: Thời gian thu hái khác nhau tuỳ thuộc vào giống chín sớm hoặc chín muộn. Thu hoạch khi 1/3 vỏ quả đã chuyển vàng. Bà con nông dân nên thu hoạch vào những ngày khô ráo như vậy trái cây tươi sẽ bán được giá cao.
Trúc Chi (t/h)