Ở miền Trung rất nhiều nông dân thành đạt nhờ nuôi cá. Điển hình anh Phạm Khánh Tuấn sinh năm 1981 kể từ khi tốt nghiệp vào năm 2005 đã theo nghề lái máy xúc. Mặc dù gắn bó với công việc này gần 10 năm nhưng anh luôn ấp ủ ý định được phát triển, gây dựng mô hình kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.
Dù tốn thời gian dài theo học ngành vận hành máy thi công nhưng anh Tuấn luôn đau đáu với làm giàu nhờ nông nghiệp. Nghĩ là làm nông dân Phạm Khánh Tuấn từ bỏ công việc lái máy xúc cả chục năm bắt tay làm nông nghiệp.
Anh Tuấn cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản tại các hội nghị, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn cùng chung "tiếng nói" nỗ lực phát triển kinh tế ngày một giàu mạnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Với ý chí làm giàu ở nơi mình sinh ra, anh Tuấn quan sát nhận thấy lợi thế nguồn nước ngọt sông Trí đoạn qua địa bàn thuận lợi cho việc nuôi cá, do đó anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 10 lồng nuôi cá diêu hồng với nguồn vốn khởi nghiệp 700 triệu đồng.
Ban đầu khi mới khởi nghiệp, anh thả giống với mật độ 36 con/m3, toàn bộ 10 lồng có tổng thể tích mặt nước 100 m3, thả hơn 3.600 con. Những năm đầu bắt tay nuôi cá, anh nông dân này gặp khá nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, đến năm 2021, một biến cố lớn xảy ra với gia đình anh. Giai đoạn đó, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, thời tiết bất thuận, kèm theo đó là việc chủ quan khi thay đổi nguồn thức ăn cho cá, hàng chục tấn cá sắp thu hoạch của anh Tuấn mất trắng, thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Nghĩ đến công lao và tiền của anh không khỏi nối tiếc.
Thời điểm mới bắt đầu chăn nuôi, dù mất trắng hàng chục tấn cá, thiệt hại hàng tỷ đồng nhưng anh Phạm Khánh Tuấn không nản chí mà quyết tâm làm giàu bằng được. Khoảng năm 2022, anh Tuấn vay vốn của Ngân hàng rồi đầu tư nuôi 22 lồng bè với 1,5 ha nuôi trồng mặt nước.
Quyết đứng lên từ "vết xe đổ", anh Tuấn tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và mạnh dạn đầu tư thêm các loại máy móc nhằm giảm thiểu vất vả.
Nhờ chăm chỉ, nông dân Phạm Khánh Tuấn chăm chỉ nuôi cá, nào ngờ doanh thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Không ngần ngại chia sẻ bí quyết làm giàu với báo Hà Tĩnh, anh Tuấn chia sẻ: "Cá diêu hồng là giống dễ nuôi, có sức đề kháng tốt. Với nguồn giống ban đầu chất lượng, kèm theo kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh định kỳ đảm bảo, cá sẽ sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, tỉ lệ sống lớn hơn 90%". Trung bình mỗi ngày, anh Tuấn cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Công việc do 2 vợ chồng đảm nhiệm. Vào mùa cao điểm thu hoạch, gia đình phải thuê thêm 2 - 3 công nhân thời vụ cùng hỗ trợ.
Một thời gian dài đầu tư và đúc rút kinh nghiệm năm 2023, anh nông dân Phạm Khánh Tuấn thu hoạch được gần 27 tấn cá diêu hồng, giá bán ra khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg, doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận mang lại khoảng 500 – 600 triệu đồng.
Anh Phạm Khánh Tuấn hàng ngày chăm chỉ chăn nuôi cá.
Theo anh Tuấn cá diêu hồng được thương lái trực tiếp thu mua tại bè nên không phải lo lắng về đầu ra. Những mẻ cá bội thu của anh không chỉ bán tại địa bàn Hà Tĩnh mà còn được nhiều thương lái, nhà hàng tại Quảng Bình, Nghệ An… tin tưởng mua.
Nhận thấy chăn nuôi cá rất nhiều tiềm năng nên anh Tuấn mở rộng thêm mô hình với hơn 10 lồng cá lăng. Điều đáng nói với thời vụ nuôi khoảng 1,5 năm, cá lăng cho thu hoạch trên 15 tấn, giá bán ra khoảng 90.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 1,3 tỷ đồng/vụ.
Khi có thu nhập tiền tỷ mỗi năm, anh Tuấn còn kết hợp chăn nuôi hơn 200 con gà, 2 vạn con ếch và trồng hơn 1.000 gốc mai. Sau thời gian dài khởi nghiệp gia đình anh Tuấn đã vươn lên làm giàu bền vững trên chính quê hương.
Đứng lên từ "vết xe đổ" và vất vả gây dựng sự nghiệp từ con số 0, đến nay anh đã có cơ ngơi khang trang.
Nhờ những gì đạt được năm 2023, mô hình nuôi cá diêu hồng của anh Phạm Khánh Tuấn đã được Hội Nghề cá Việt Nam, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt – VietGAP. Điều vinh hạnh hơn nữa là, sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Kỳ Hoa lựa chọn mô hình của anh Tuấn là mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP.
Những lợi ích ăn cá diêu hồng
Tùy từng vùng miền loại cá này có tê gọi khác nhau. Cá diêu hồng có nhiều tên gọi như rô phi đỏ là loài cá nước ngọt được thị trường tiêu thụ khá mạnh có giá trị kinh tế cao. đây là một loại cá có thể nuôi ở nhiều mô hình khác nhau như ao, bè nổi trên sông, hồ chứa.
Do cá điêu hồng rất giàu khoáng chất, protein và vitamin D nên giúp củng cố sức khỏe xương, làm giảm nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, các khoáng chất như photpho, kali có trong thịt cá sẽ giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng cơ bắp trong cơ thể, giúp sửa chữa tế bào và duy trì hoạt động trao đổi chất.
Đây là một trong những loại cá rất lý tưởng để nuôi và khai thác vì chúng phát triển nhanh chóng và dễ hấp thu các loại thức ăn công nghiệp. Do đó, các sản phẩm từ cá tương đối rẻ tiền so với các loại cá và hải sản khác.
Cá diêu hồng là loại cá quen thuộc có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Theo Sức khỏe & Đời sống thịt cá diêu hồng vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi ngũ tạng... Dùng bổ dưỡng cho nhiều bệnh chứng hư nhược, nhất là người già suy nhược, trẻ em còi cọc chậm lớn...
- Cá diêu hồng nấu ngót
cá diêu hồng, cà chua, hành tây, cần tây, ớt, gừng, hành ngò mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ tâm tỳ ích khí bổ huyết. Chữa ăn ngủ kém, tim hay bị hồi hộp.
- Cháo cá diêu hồng
Cá diêu hồng, gạo mới, hành hoa, tía tô, gừng tươi, mắm muối gia vị vừa đủ nấu cháo. Bằng cách thịt cá chao mỡ hành chín thơm, cháo chín nhừ múc ra tô cho cá và rau gia vị ăn nóng. Công dụng: bổ chính khử tà, giải biểu. Chữa ngoại cảm phong hàn.
Trúc Chi (t/h)