Trồng "lung tung" 2 loại cây, ông nông dân làm giàu nhẹ nhàng
Dứa là loại cây dễ trồng và đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Tuy nhiên làm sao để tăng thêm thu nhập trên vườn dứa của gia đình đó là câu hỏi đặt ra mà nhiều nông dân đặt ra. Thời gian qua, anh Trương Văn Bảy, ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn chuyển đổi và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, với mô hình trồng xen canh 2 loại cây ăn trái này đã cho thu nhập cao giúp gia đình anh ổn định cuộc sống.
Nông dân Trương Văn Bảy ở Hậu Giang là một trong những hộ gia đình đã mạnh dạng áp dụng mô hình trồng xen canh cây nhàu vào rẫy trồng cây dứa của mình. Dù là hộ tiên phonmg nhưng anh nông dân này mạnh dạn áp dụng trồng xem 1.000 cây nhàu vào 2 ha đất trồng dứa của gia đình.
Mô hình trồng cây nhàu xen canh trong rẫy trồng dứa của anh Bảy, ấp 6, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã cho thu nhập gấp đôi trên cùng một diện tích đất canh tác.
Tận dụng khu đất của gia đình, anh Bảy trồng cây nhàu được anh trồng từ năm 2021 đến nay đã cho thu nhập. Với 1.000 cây nhàu, anh Bảy thu hoạch khoảng 20tấn trái/năm. Đặc biệt với giá bán trái nhàu trung bình 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm.
Anh Bảy chia sẽ với khuyến nông tỉnh Hậu Giang: "Trồng cây nhàu xen canh trong rẫy dứa chủ yếu là xen hai bên bệ liếp khoảng cách trồng từ 5 - 6 mét một cây.
Cây nhàu rất dể trồng, thích nghi tốt ở tất cả các loại đất, cây ít bị sâu bệnh, không tốn thêm phân bón vì khi bón phân cho dứa cây sẻ hấp thu dinh dưỡng....".
Trước khi bắt tay trồng hai loại cây này anh Bảy cũng nghiên cứu và học hỏi nhiều nơi. Trên thực tế cây nhàu không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dứa, trong mùa nắng cây còn giúp che mát cho dứa nên cây dứa hạn chế bị đỏ và chết bụi.
Trồng xen cây nhàu không tốn thêm chi phí nhưng lại tăng thu nhập trên cùng diện tích, hằng năm gia đình ông Bảy thu khoảng 450 triệu đồng từ cây nhàu và cây dứa.
Sau một thời gian cần cù, siêng năng và biết nắm bắt thông tin và tìm ra hướng đi đúng để phát triển kinh tế, anh Bảy đã nâng cao gấp đôi thu nhập từ sản xuất truyền thống sang sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Những tác dụng tuyệt vời của quả dứa
- Điều trị cảm và ho: Theo Lao Động nếu đang bị cảm lạnh, bạn nên ăn dứa do loại quả này có chứa bromelain 1, một loại enzyme có đặc tính chống viêm nhiễm có thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Ăn dứa thường xuyên có thể ngừa ho và cảm lạnh.
- Tốt cho răng: Thông thường ăn dứa giúp tăng cường nướu răng, giúp răng chắc khoẻ bởi hàm lượng canxi tốt. Ngoài ra, mangan cũng giúp tăng cường xương và răng.
- Có thể ngăn ngừa ung thư: Có thể nhiều người chưa biết ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Thêm một điều tuyệt vời về loại quả này là nó làm chậm quá trình tổn thương tế bào và khiến bạn trông trẻ trung hơn. Loại trái cây này có rất nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều loại bệnh.
- Rất tốt cho hệ tiêu hóa: Dứa rất tốt cho sức khỏe nên dù ăn dứa hay uống nước ép từ quả dứa sẽ giúp bạn thoát khỏi khó chịu của chứng đầy bụng. Dứa có một nguồn giàu bromelain, chất xơ và vitamin C giúp tiêu hóa tốt.
- Tăng cường xương: Dứa rất giàu mangan giúp củng cố cho xương của bạn vững chắc hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.
- Tốt cho mắt: Nếu bạn ăn dứa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây lành mạnh này có một nguồn vitamin C cao và một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ thị lực tốt.
- Làm đẹp da hiệu quả: Trong nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu. Ngoài ra, ăn dứa thường xuyên có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.
Kỹ thuật trồng dứa mang lại hiệu quả kinh tế cao
Từ lâu dứa là cây trồng nông nghiệp phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với những diện tích đất đồi dốc, chịu hạn tốt, ít vốn đầu tư, dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao
Thời gian trồng dứa của mỗi vùng sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu bởi có liên quan đến chất lượng chồi giống và thời gian ra hoa. Cụ thể như:
- Miền Bắc: Ở miền bắc chủ yếu trồng vào vụ xuân (tháng 3 đến tháng 4) và vụ thụ (tháng 8 đến tháng 9).
- Miền Trung: Ở miền Trung: Thời vụ trồng dứa thích hợp nhất là tháng 4-5 và tháng 10-11.
- Miền Nam: Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4-6.
Mặc dù dứa là loại cây có rễ khá yếu và ăn nông nên cách trồng dứa thơm nếu muốn có năng suất cao thì đất trồng có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đất cũng có khả năng thoát nước tốt nhất là trong mùa mưa. Như vậy, đất trồng dứa phải đảm bảo 2 yếu tố: tơi xốp và thoát nước.
Trúc Chi (t/h)