Anh nông dân nuôi "chim khổng lồ" theo cách "lạ", không ngờ lãi 700 triệu

Anh nông dân nuôi "chim khổng lồ" theo cách "lạ", không ngờ lãi 700 triệu

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 6, 29/12/2023 07:00

Quyết tâm làm giàu với "chim khổng lồ", anh nông dân 7X quyết tâm rời biển về quê khởi nghiệp. Đặc biệt, doanh thu hấp dẫn lên đến tiền tỷ mỗi năm.

Từng là một kỹ sư hàng hải nhưng anh Trần Hữu Mạnh lại có niềm đam mê với loài "chim khổng lồ". Sau một thời gian dài bám nghề lái tàu thủy, anh Mạnh trở về Ba Vì, Hà Nội  làm trang trại nuôi, đà điểu, không ngờ doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cái duyên kinh doanh loài "chim khổng lồ" với anh Mạnh cũng rất tình cờ. Trong một lần về thăm nhà, anh tình cờ nghe kể về mô hình nuôi đà điểu. Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao nên anh quyết định bỏ nghề lái tàu thuỷ trở về quê nuôi đà điểu.

Tiêu dùng & Dư luận - Anh nông dân nuôi 'chim khổng lồ' theo cách 'lạ', không ngờ lãi 700 triệu

Để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân ít vốn, thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi.

Trao đổi với Thương hiệu & Sản phẩm, anh Mạnh nói: “Giữa năm 2016 tôi bắt tay vào khởi nghiệp, ban đầu tôi thuê cửa hàng rộng khoảng 2.000 m2 ở mặt đường lớn. Diện tích cửa hàng tôi sử dụng bán sản phẩm thịt đà điểu, giò đà điểu, trứng đà điểu. Phần đất trống phía sau tôi làm chuồng trại, mua 20 con đà điểu giống về nuôi thử. Số vốn ban đầu tôi bỏ ra chỉ vẻn vẹn 100 triệu đồng”.

Sau một năm nuôi, đà điểu đạt trọng lượng trên 1 tạ mỗi con, xuất bán thịt thương phẩm, anh thu lãi được hơn 30 triệu đồng. Những tín hiệu tích cực đó đã tăng thêm niềm tin để anh tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại quyết tâm gắn bó với mô hình nuôi loài chim "khổng lồ".

Với những thành công ban đầu, anh Mạnh dần mở rộng quy mô chăn nuôi đà điểu lên đến cả trăm con để phát triển kinh tế.

“Từ năm 2019, tôi quyết định đầu tư xây dựng lại chuồng trại với quy mô hơn 14.000m2, mua 100 con đà điểu trưởng thành. Tổng cộng các khoản đầu tư ban đầu cho trang trại nuôi đà điểu là hơn 1 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đến nay, đàn đà điểu của gia đình tôi có trên 400 con cả thương phẩm và bố mẹ, có lò ấp trứng, thu nhập cũng ổn định...", anh Mạnh vui vẻ khoe.

Chủ trang trại đà điểu chia sẻ về cách chăm sóc đà điểu, theo anh Mạnh đặc tính của đà điểu như nuôi con gà, lúc còn nhỏ cho ăn cám, khi đà điểu được khoảng 6 tháng tuổi thì bắt đầu xay ngô trộn với bã bia, cỏ, lá, lá chuối, thóc rồi bỏ vào máng cho đà điểu ăn dần. Loài chim đà điểu không như nuôi các loài gặm nhấm, nên thức ăn, cỏ cần phải cắt nhỏ… 

Để tối ưu chi phí cũng như làm giàu từ chính con vật này, anh Mạnh còn đầu tư lò giết mổ, mở cửa hàng bán thịt đà điểu thương phẩm và chế biến các sản phẩm từ đà điểu như món giò điểu đặc sản. Đến nay anh Mạnh đã đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng vào trang trại nuôi và chế biến thịt đà điểu.

Làm nông nghiệp vốn nhiều rủi ro nhưng với sự ham học hỏi, địa phương sẵn nhiều mô hình thành công, anh Mạnh dễ dàng bắt nhịp...

Sau một thời gian dài chăm chỉ hiện, trang trại đà điểu của anh tại thôn Hòa Trung có diện tích 4.000m², quy mô nuôi hết công suất được 200 con. Bên cạnh đó, anh liên kết với các trang trại vệ tinh nuôi thêm 200-300 con đà điểu/năm.

Thịt đà điểu đang được anh Mạnh bán với giá dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg thịt hơi; giá thịt đà điểu thành phẩm từ 250.000 - 270.000 đồng/kg, giò đà điểu có giá 270.000 đồng/kg.

Anh Mạnh cung cấp thịt đà điểu cho nhà hàng, khách sạn ở các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam…

Khởi nghiệp thành công nhờ mô hình chăn nuôi đà điểu, gia đình anh Mạnh "bỏ túi" từ 500 - 700 triệu đồng/năm sau khi trừ mọi chi phí. Đáng chú ý, trang trại của anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập từ 6 -10 triệu đồng/người/tháng.

Nói thêm về cách chăm sóc phòng bệnh đà điểu, anh Mạnh nhấn mạnh, đà điểu có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật nên cũng dễ chăm. Cách phòng dịch bệnh cho đà điểu cũng giống như cách phòng dịch bệnh cho gà, định kỳ sẽ tiêm vắc xin phòng bệnh New, Gum.

Tiêu dùng & Dư luận - Anh nông dân nuôi 'chim khổng lồ' theo cách 'lạ', không ngờ lãi 700 triệu (Hình 2).

Nếu biết chăm sóc đà điểu, doanh thu từ loài chim này rất cao.

Có thể bạn chưa biết, dà điểu là loài chim dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau lang, rau muống, cỏ hoa trắng... sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương.

Loài chim này có nguồn gốc từ sa mạc, chính vì thế tạo được môi trường sống tương tự cho đà điểu rất quan trọng. Sân, chuồng nuôi phải sạch và có diện tích ưu tiên chiều dài để đà điểu chạy, chuồng nuôi phải được rải cát khô và sạch, bởi việc tắm cát thường xuyên giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da giúp đà điểu khoẻ mạnh. Một điều đáng lưu ý là, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư.

Cũng theo anh Mạnh, đà điểu có sức đề kháng tốt nhưng chúng rất tò mò, dễ bị kích động trước màu sắc sặc sỡ. Do đó, khu vực nuôi đà điểu tốt nhất cần cách ly với khu vực ồn ào bên ngoài; địa hình cần rộng, bằng phẳng để chúng tự do đi lại. 

Cách nuôi đà điểu chuẩn, giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Tiêu dùng & Dư luận - Anh nông dân nuôi 'chim khổng lồ' theo cách 'lạ', không ngờ lãi 700 triệu (Hình 3).

Thịt đà điểu cũng khá đắt đỏ.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim đà điểu được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân, chủ trang trại. Tuy nhiên, để khởi nghiệp làm giàu từ loài "chim khổng lồ" này bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi đà điểu từ các khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn chăn nuôi đến công tác phòng bệnh.

Thông tin trên Dân tộc & Phát triển, kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi bà con cần phải tốn khá nhiều công chăm sóc, bởi chất lượng trứng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng con giống về sau.

Cách chăm sóc đà điểu sinh sản

- Chúng ta cần đảm bảo chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao, tránh đọng nước hay ngập lụt. Khu vực chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có tiếng động mạnh gây ảnh hưởng.

- Lưu ý sau ba tháng nuôi gột, nếu muốn nuôi đà điểu sinh sản phải chuyển chúng sang chuồng mới để làm quen. Thời gian đầu sau khi chuyển qua chuồng mới phải làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới.

- Cần dọn dẹp chướng ngại vật trong chuồng nuôi. Đảm bảo diện tích của chuồng nuôi và sân chơi đủ rộng rãi cho đà điểu tự do vận động.

Thức ăn cho đà điểu

- Đà điểu vốn ăn tạp, các loại thức ăn trong tự nhiên mà chúng có thể ăn như rau củ, lá cây, cỏ, hạt ngũ cốc,… Ngoài ra, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại cám gà, cám ngỗng,…Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà áp dụng chế độ ăn cho đà điểu khác nhau.

- Nuôi đà điểu sinh sản mỗi ngày cần cho ăn từ 1.6 đến 1.8kg/con.

- Thời gian cho ăn thích hợp là vào đầu buổi sáng. Đến đầu buổi chiều kiểm tra lại lượng thức ăn trong máng vừa hết là được.

- Bà con cũng nên theo dõi năng suất đẻ trứng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu con có năng suất đẻ tốt thì cần gia tăng lượng thức ăn để đảm bảo sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng để chúng đẻ tiếp.

Cách phòng bệnh thường gặp ở đà điểu

Khi  nuôi đà điểu cách tiết kiệm chi phí nuôi đà điểu cũng như tối ưu lợi nhuận thì quan tâm đến bệnh hại của vật nuôi này là điều mà bà con cũng không được bỏ qua. Theo đó, đà điểu thường mắc bệnh lậu, tắc đường tiêu hóa, bệnh viêm túi lòng đỏ,… Mỗi loại bệnh này đều có đặc điểm riêng và phương pháp điều trị khác nhau.

- Lời khuyên của các chuyên gia là bà con phải quan sát, theo dõi đàn vật nuôi thường xuyên. Nếu có phát hiện nhiễm bệnh cần điều trị sớm.

- Liên hệ với các bác sĩ thú y để được hỗ trợ điều trị, hạn chế tự mình thực hiện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, bởi điều đó có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi.

 

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.