Anh nông dân thu lãi 7 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản "thích ở dưới nước"

Anh nông dân thu lãi 7 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản "thích ở dưới nước"

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 11/03/2024 07:30

Bén duyên với nuôi con "đặc sản", anh Bảy Bon - một nông dân ở Cần Thơ nhẹ nhàng thu lợi nhuận trên 7 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động.

Anh nông dân lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con đặc sản nhắc đến ở đây là anh Bảy Bon ở Tp.Cần Thơ. Nói về cái duyên kiếm được tiền tỷ mỗi năm, anh Lý Văn Bon (tự là Bảy Bon, sinh năm 1967) chia sẻ với báo Cần Thơ, hơn 20 năm gắn bó, mưu sinh trên dòng sông Hậu, trải qua bao thăng trầm, vất vả, đã gặt hái được quả ngọt, với cơ ngơi vững chắc như ngày hôm nay.

Đời sống - Anh nông dân thu lãi 7 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản 'thích ở dưới nước'

Sau hơn 20 năm khởi nghiệp, xây dựng và phát triển, anh Bảy Bon được nhiều người ví von là “vua cá thác lác”.

Tiết lộ thêm về quy trình nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Bảy Bon bộc bạch: “Tôi nuôi nhiều loài cá. Việc này vừa bảo tồn loài cá, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, khi con này mất giá thì có con khác cứu lại. Ngoài ra, tôi còn làm nhiều nghề, từ việc nuôi, chế biến, du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương”.

Hiện tại, anh Bảy Bon đang sở hữu hơn 30 lồng bè lớn, nhỏ, với 12 loại cá khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là cá thác lác thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nổi bật mỗi năm, anh xuất bán từ 700 tấn trở lên. Không những thế mỗi năm anh còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thác lác, như: ướp muối sả, rút xương, chả cá....

Để có được "trái ngọt" như hôm nay, anh Bảy Bon thầm cảm kích ông Philip Serene - Tiến sĩ thủy sản người Pháp…

Trong suốt chặng đường dài khởi nghiệp của mình anh Bảy Bon không ngừng học hỏi. Vốn quê ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, anh không theo nghề mà làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Cũng tại quê nhà, anh Bảy vẫn thử sức với 3.000m2 nuôi cá tra, cá bổi, cá lóc.

Nhờ một chữ duyên mà vào năm 1998, trong một lần đi công tác, anh quen biết với ông Philip Serene. Và vị Tiến sĩ thủy sản người Pháp này đã tiếp thêm niềm tin cho anh Bảy Bon khi chắc chắn rằng trên thế giới, không có nơi nào thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt như dòng MeKong.

Nhận thấy sông Hậu, Cồn Sơn là nơi lý tưởng để đặt bè nuôi cá vì nơi đây có dòng nước chảy mạnh, ít bị ô nhiễm sẽ giúp cá nuôi mau lớn, anh Bảy Bon chính thức xin nghỉ việc để thực hiện ước mơ làm giàu của mình.

Cụ thể năm 2000, anh cùng vợ con "khăn gói quả mướp" đi lập nghiệp bằng 2 lồng bè nuôi cá điêu hồng, với số vốn 200 triệu đồng. Sau đó vài năm, diện tích nuôi cá điêu hồng tại các địa phương tăng mạnh. Tình trạng “được mùa, mất giá” tiếp diễn. Mốc thời gian năm 2012, anh Bảy Bon sau nhiều lần suy tính đã chọn cá thác lác cườm thay thế cho cá điêu hồng để nhân rộng diện tích.

Anh nông dân này có thu nhập "khủng" 7 tỷ/năm khiến nhiều bà con ao ước nhưng không phải lúc nào cũng đạt được thành quả ngọt ngào. Cũng cũng có những lúc “khoảng lặng”, cá chết hàng loạt, thua lỗ hàng tỷ đồng. Nghĩ là làm và không nản chí, anh “thất bại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên từ chỗ đó” nên tiếp tục gắn bó với nghề nuôi cá.

Tại trang trại của anh không chỉ nuôi mỗi cá thác lác mà còn thả các loại cá quý hiếm như cá hồng vĩ, cá heo sông, cá leo, cá mê rỗ, cá chạch lấu, cá hô, cá trà sóc, cá ét, cá he, cá trê hồng, cá koi, cá lăng đuôi đỏ…

Nhờ hướng đi đúng đắn và không ngại thử thách anh đã mạnh dạn tham gia Câu lạc bộ làm du lịch sinh thái với bà con nhà vườn trên Cồn Sơn phục vụ du khách tham quan hơn 2 năm nay. Đáng chú ý, cơ sở của anh hàng năm tiếp đón hơn 36.500 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. 

Không chỉ có thu nhập cao như hiện tại và anh Bảy Bon còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 30 lao động địa phương.

Với kết quả đạt được sau những nỗ lực làm giàu và có nhiều ý tưởng làm ăn nhạy bén, năm 2023, anh là 1 trong 75 gương điển hình tiêu biểu được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là lần thứ 2, anh Bảy Bon được nhận phần thưởng cao quý này.

Mách bà con nông dân kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên sông

Đời sống - Anh nông dân thu lãi 7 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản 'thích ở dưới nước' (Hình 2).

Nuôi các thác lác đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa.

Cá thát lát hay còn gọi là cá thác lác (tên khoa học: Notopterus notopterus) là một loài cá nước ngọt, duy nhất của chi Notopterus trong họ Cá thát lát (Notopteridae). 

Loại cá này là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay. Mặc dù giá đắt đỏ nhưng cá thác lác có thịt ngon, dễ chế biến thành các món ăn và được ưa chuộng trong nước cũng như xuất khẩu. Đây là loài cá không khó nuôi nhưng cần nắm bắt kỹ thuật nuôi và ứng dụng vào thực tế sản xuất sẽ nâng cao năng suất, hiệu quả và phát triển bền vững. Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết gợi ý là kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên sông:

Cách chọn giống cá tốt

- Bà con nên chọn cá giống có kích cỡ đồng đều ≥ 8 cm, cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ nhanh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, mất nhớt.

- Cá giống phải có chứng nhận kiểm dịch. Không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ, hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.

Bà con chuẩn bị lồng bè

- Lồng nuôi cá có thể tích thích hợp từ 50 - 100 m3, kích thước: (3 - 5) m x (5 - 12) m x 3 m. Các lồng được ghép lại với nhau tạo thành bè nuôi.

Cách nuôi cá

- Đối với cá thát lát cườm, đảm bảo yêu cầu về môi trường: pH = 6,5 - 8,5, hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5 mg/l, nhiệt độ nước: 22 - 30oC, độ trong: 40 - 60cm;

- Không gần cầu cảng, đập tràn, không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mực nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm.

- Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 – 8h, buổi chiều: từ 16 – 18h. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.

Thức ăn cho cá

- Thức ăn cho cá thát lát cườm sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến, đảm bảo hàm lượng đạm từ 25 - 30% hoặc kết hợp thức ăn công nghiệp và cá tạp.

- Bà con nên cho thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Để đảm bảo cá sinh trưởng, phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng cho cá cần bổ sung các loại men vi sinh, vitamin, khoáng chất…

Thu hoạch cá

- Sau thời gian nuôi 5 - 6 tháng nếu cá đạt trọng lượng 500g trở lên thì tiến hành thu hoạch tỉa. Thường thì sau 9 - 10 tháng cá sẽ đạt từ 600g/con thì tiến hành thu hoạch tổng thể.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.