Anh sử dụng lại hộ chiếu màu xanh hậu Brexit: Nước Anh chia làm hai nửa

Anh sử dụng lại hộ chiếu màu xanh hậu Brexit: Nước Anh chia làm hai nửa

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 2, 25/12/2017 13:00

Những người ủng hộ Brexit tỏ ra hân hoan trước quyết định mới đây của nữ Thủ tướng Anh Theresa May về việc nước này sẽ sử dụng lại hộ chiếu màu xanh dương sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, một số nhà quan sát nhận định, tấm hộ chiếu đó là biểu tượng cho thấy cả cái được và cái mất của Brexit và nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Anh.

Sau một loạt nhượng bộ của Anh trong các vòng đàm phán với EU, bộ Nội vụ Anh vừa thông báo nước này sẽ sử dụng lại hộ chiếu màu xanh và vàng sau khi rời khỏi khối vào năm 2019 nhằm “phục hồi bản sắc dân tộc”. Do đó, màu hộ chiếu đỏ tía mà nước này sử dụng theo quy định chung trong khối EU sẽ không còn nữa.

Những mẫu thiết kế bìa hộ chiếu mới sẽ được công bố vào tháng 10/2019.

Tiêu điểm - Anh sử dụng lại hộ chiếu màu xanh hậu Brexit: Nước Anh chia làm hai nửa

Hộ chiếu xanh truyền thống của Anh. 

Những người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) ngay lập tức đã ăn mừng trước thông tin trên, tái khẳng định tuyên bố của Thủ tướng rằng, hộ chiếu mới của Anh thời hậu Brexit sẽ tượng trưng cho “quốc tịch của chúng ta trong một quốc gia đáng tự hào và vĩ đại”. Bộ Nội vụ Anh cũng khẳng định, hộ chiếu của nước Anh là “một trong những điều mang tính biểu tượng nhất” khi là công dân Anh.

“Bạn không thể trở thành một quốc gia nếu không có (cuốn hộ chiếu) biểu tượng này”, Nigel Farage, đảng viên đảng Độc lập Anh, vui mừng nói.

Tuy nhiên, trong khi những người ủng hộ Brexit đang vui mừng vì màu sắc hộ chiếu mới, thì một số chuyên gia cho rằng nó không chỉ biểu trưng cho “sự tự hào” của nước Anh mà còn cho thấy điều mà London sắp đánh mất.

Dẫn các nguồn tin ở Brussels, tờ The Guardian cho hay bất kỳ người nào cầm trên tay cuốn hộ chiếu của Anh, không kể màu sắc, đều có thể thấy họ sẽ dần bị hạn chế đi lại trong thời hậu Brexit.

Theo The Guardian, khả năng cao là công dân Anh sẽ mất đặc quyền đi lại một cách nhanh chóng và thuận tiện trong châu Âu. Do đó nữ Thủ tướng Anh Theresa May bắt buộc phải thay đổi quan điểm về chính sách nhập cư trong thời gian tới nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân nước này. Nếu không, Anh sẽ mất quyền tự do đi lại mà công dân nước này đã có từ trước tới nay.

Theo Hệ thống cấp phép và thông tin du lịch châu Âu (ETIAS), nếu Anh không được công nhận là một phần của khu vực Kinh tế châu Âu, nhiều khả năng công dân Anh sẽ cần phải đăng ký trực tuyến và trả một khoản phí hành chính trước khi nhập cảnh vào các quốc gia châu Âu.

Do đó, ông Ed Miliband, cựu lãnh đạo đảng Lao động Anh, người phản đối Brexit, cho rằng việc ăn mừng trước thông tin về hộ chiếu mới là việc làm “sai lầm, vô lý và nhiều hạn chế”. Cùng quan điểm này, một nghị sĩ khác của đảng Lao động cũng nhận định phải đến khi xếp hàng dài ở sân bay, người Anh mới hiểu được thế nào là “hộ chiếu xanh”.

Tiêu điểm - Anh sử dụng lại hộ chiếu màu xanh hậu Brexit: Nước Anh chia làm hai nửa (Hình 2).

Nữ Thủ tướng Anh Theresa May.

Trong khi đó, giới quan sát vẫn đang theo dõi phản ứng từ cả những người ủng hộ và phản đối cuốn hộ chiếu màu xanh. Theo họ, điều đó cho thấy xã hội Anh theo một cách nào đó đang bị chia rẽ, hay nói theo cách đơn giản hơn là họ không thấu hiểu lẫn nhau.

“Đó là sự phản chiếu về việc xã hội của chúng ta đang bị chia rẽ như thế nào: Trong khi một số người không thể hiểu nổi việc gì đang diễn ra, một số khác lại đang hân hoan ăn mừng”, Anand Menon, chuyên gia nghiên cứu chính trị châu Âu và các vấn đề quốc tế tại đại học King (London, Anh) cho biết.

Thật vậy, giờ đây tâm lý người dân Anh đang chia ra làm hai nửa. Một bên thì muốn ra đi, nửa kia lại muốn ở lại. Theo khảo sát hồi đầu tháng 12/2017 của hãng BMG với trên 1.400 người Anh, càng đến gần ngày “chia xa”, lại càng nhiều người muốn Anh vẫn là một phần của châu Âu.

Theo đó, có một sự dịch chuyển đáng chú ý giữa nhóm “ở lại” và “ra đi”. Nhóm “ở lại” dẫn số điểm phần trăm với cách biệt lớn nhất so với bất kỳ khảo sát nào trước đây kể từ tháng 6/2016 so với nhóm còn lại.

Theo lý giải của chuyên gia, kết quả khảo sát trên không đồng nghĩa với việc người Anh thiếu nhất quán. Lý do của sự thay đổi trong các luồng quan điểm về Brexit nằm ở chỗ, những người trung lập năm xưa không đi bỏ phiếu nay mới bắt đầu lên tiếng sau một loạt những khó khăn mà Chính phủ đang vấp phải sau các vòng đàm phán với EU.

Hiện tại, quá trình đàm phán chính thức về việc Anh rời khỏi EU đã đạt được những kết quả quan trọng và bước vào giai đoạn hai, tập trung chủ yếu vào vấn đề quan hệ thương mại giữa hai bên thời kỳ hậu Brexit. 

Xem thêm: Đằng sau việc Hoàng tử tỷ phú Saudi Arabia trả 6 tỷ USD để đổi lấy tự do

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.