Cuộc đấu tranh bền bỉ và kiên trì của chính phủ và nhân dân Việt Nam trên các mặt trận quân sự và ngoại giao đã dẫn tới Hiệp định hòa bình Paris kí ngày 27/1/1973 và sau đó là sự kiện quân đội Mỹ rút lui khỏi Việt Nam.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến nước Mỹ bị chia rẽ, tác động tới cả một thế hệ và thay đổi phương thức hoạt động của quân đội Mỹ. Trong cuộc chiến này, tổng cộng 58.282 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và 303.644 binh sĩ khác bị thương.
Ngày 22/5/1972 – Nước Mỹ quá mệt mỏi với cuộc chiến tranh Việt Nam
Phong trào phản đối cuộc chiến tranh lên tới đỉnh điểm với phong trào phản đối chế độ quân dịch. Tổng cộng gần 1,8 triệu nam thanh niên Mỹ tuổi từ 20 tới 26 phải thực hiện nghĩa vụ quân dịch. Trong tổng lực lượng Mỹ ở Việt Nam thì 25% là lính nghĩa vụ.
Ngày 13/11/1972 – Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu lùi bước
Tổng thống Mỹ Richard Nixon muốn tiếp tục hậu thuẫn miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, khi tinh thần phản chiến ở nước Mỹ ngày càng gia tăng và thương vong tiếp tục cao, ông Nixon cảm thấy sức ép phải chấm dứt cuộc chiến và bắt đầu lên kế hoạch rút khỏi Việt Nam với Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger và Thiếu tướng Alexander Haig.
Ngày 15/1/1973 – Tổng thống Mỹ Nixon thông báo về lênh ngừng bắn
Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thông báo về lệnh ngừng bắn và kế hoạch chấm dứt hoạt động tấn công của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Ngày 24/1/1973 – Hiệp định hòa bình Paris chính thức chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam
Cố vấn an ninh Mỹ Henry Kissinger gặp gỡ các quan chức Việt Nam ở Paris để thống nhất chi tiết của Hiệp định hòa bình Paris. Hiệp định được kí vào ngày 27/1/1973 và có hiệu lực ngay lập tức. Thực chất các cuộc đàm phán về hiệp định hòa bình đã bắt đầu từ năm 1968 nhưng bị trì hoãn nhiều lần do hai bên không tin tưởng lẫn nhau.
Ngày 14/3/1973 – Tù nhân chiến tranh được thả tự do
Một trong những điều khoản quan trọng của Hiệp định hòa bình Paris là về vấn đề thả tự do cho các tù binh chiến tranh không phải là người Việt Nam. Ông John Mc Cain, người sau này trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ, đã được thả tự do ngày 14/3/1973 sau khi bị giam giữ trong vòng 5 năm rưỡi.
Ngày 29/3/1973 - Những tù nhân chiến tranh cuối cùng được thả tự do và quân đội Mỹ rời khỏi Việt Nam
Khoảng 600 tù nhân chiến tranh đã được thả tự do nhưng rất nhiều người bị mất tích. Trong số các tù nhân chiến tranh có nhiều người là phi công bị bắn hạ ở miền bắc Việt Nam và Lào. Đến cuối những năm 2000, vẫn còn gần 1.800 người Mỹ mất tích.
Ngày 17/3/1973 – Người lính trở về nhà
Trung tá Robert Stirm trở về nhà sau gần 5 năm bị giam giữ ở miền bắc Việt Nam. Bức ảnh cho thấy niềm hạnh phúc của con gái ông, Lorrie Stirm, khi gặp cha đã giành giải Pulitzer.
Theo Infonet