Áp lực thi cử của nữ sinh lớp 12 và lời cảnh báo từ chuyên gia

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 5, 23/03/2023 19:34

Đang học lớp 12 với ngoại hình xinh xắn, học lực tốt nhưng suốt một thời gian dài nữ sinh lại không muốn đến lớp.

Những câu chuyện đau lòng

Chỉ cần gõ google tìm kiếm “học sinh tự tử vì áp lực” đã xuất hiện hàng nghìn kết quả chỉ chưa đầy một giây. Cùng với đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có rất nhiều các bài viết như: “học sinh trầm cảm vì áp lực điểm số”, “báo động tình trạng học sinh chịu áp lực dẫn tới tự tử…

Dư luận từng vô cùng xót xa trước sự việc một học sinh THPT tại Tp.HCM gieo mình từ tầng 4 xuống sân trường. Em đã để lại một bức thư tuyệt mệnh nói về áp lực điểm số, học tập…

Hay những tháng cuối năm 2021, một số người dân sống tại chung cư Goldmark City (đường Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nghe tiếng động lớn tại khu vực sân tòa nhà S4. Khi mọi người lại gần thì phát hiện một bé trai nằm bất động, nghi rơi từ trên cao xuống nên đã thông báo cho ban quản trị tòa nhà và lực lượng chức năng tới xử lý.

Nạn nhân tên D. (12 tuổi, trú tầng 22, Chung cư Goldmark City). Gia đình nạn nhân cho biết, D. đang học lớp 6. Do áp lực về việc học tập, làm bài thi không tốt nên D. đã nhảy từ tầng 22 xuống.

Giáo dục - Áp lực thi cử của nữ sinh lớp 12 và lời cảnh báo từ chuyên gia

Nữ sinh căng thẳng vì áp lực học tập, thi cử (Ảnh min họa).

Chia sẻ với Người Đưa Tin, bà Hoàng Thị Thu Nhiên - Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds cũng cho biết, trung tâm cũng đã tiếp nhận, tư vấn hỗ trợ cho các trường hợp bị căng thẳng, áp lực do thi cử.

Bà Nhiên kể, N.T.L (Hà Nội) đang học lớp 12 với ngoại hình xinh xắn, học lực tốt nhưng suốt một thời gian dài lại không muốn đến lớp. L. kể mì

nh luôn thấy lạc lõng ở trong lớp, khổ tâm vì bị các bạn xì xèo, ganh tị. Trong khi đó, bố mẹ lại quá kỳ vọng về em.“Khi cảm thấy không thể tâm sự được với ai, không ai hiểu mình, giải pháp mà L. nghĩ đến là giam mình trong phòng. Kết quả học tập của L. ngày một sa sút. May mắn sau khi đến trị liệu tâm lý, L. đã bắt đầu có tinh thần tốt lên, em đến lớp không còn ngột ngạt, bắt đầu mỉm cười và không còn sợ ánh mắt của các bạn khác nữa”, bà Nhiên chia sẻ.

Để học sinh không bị áp lực

Để giải tỏa áp lực cho học sinh, chuyên gia Thu Nhiên cho biết đầu tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ. Bố mẹ hãy học cách nhìn áp lực ấy bằng một góc nhìn khác, tức chuyển hướng sự tập trung.

Chuyển sự tập trung sẽ làm cho áp lực đấy không còn là tiêu cực nữa mà giống như đấy là khát khao tự nhiên của bố mẹ và không còn gây khó chịu cho con trẻ nữa.

Cách chuyển hiệu quả là nhận biết rằng con mình đã và đang rất cố gắng, ghi nhận sự cố gắng của con, tin tưởng con. Hãy nói cho con biết điều đó, việc nói cho con biết cha mẹ tin tưởng và ghi nhận con rất quan trọng với các con.

Trường hợp các bạn đang thi cần phải nhận thức rõ ràng đâu là áp lực, những nỗi sợ đang có, đâu là niềm tin giới hạn về học tập, năng lực bản thân…

Sau đó, gỡ từng rào cản một để trẻ tin vào bản thân, thấy mình có đầy đủ năng lực để làm điều này bằng cách của mình.

Thay vì nói với con là “con phải” thế này… hãy thay đổi bằng cách nói “con sẽ làm như thế nào để cải thiện”, khi hỏi như vậy, các con có thể tự do chia sẻ những cách mà con có thể làm.

Giáo dục - Áp lực thi cử của nữ sinh lớp 12 và lời cảnh báo từ chuyên gia (Hình 2).

Chuyên gia cho rằng việc tạo áp lực chỉ khiến trẻ khó đạt được kết quả hơn.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, bố mẹ hơn ai hết là người hiểu về năng lực của con đến đâu. Nếu nhìn thấy năng lực của con nhiều hơn những gì con nghĩ thì điều đó có nghĩa mình cần khơi dậy năng lực sẵn có của con. Trẻ có những rào cản, khi tạo áp lực sẽ khiến con tự ti vì tin mình không làm được.

Không một bố mẹ nào không muốn điều tốt nhất đến với con, tốt nhất bằng năng lực hiện tại của con chứ không phải tốt như bố mẹ mong muốn. Tạo áp lực chỉ khiến trẻ khó đạt được kết quả hơn.

Thay vì tạo áp lực hãy bơm vào con những sự tin tưởng như “mẹ tin là con…”, “mẹ tin là con sẽ làm được”, “Con đang có sự thay đổi, mẹ tin là con đã cố gắng rất nhiều và bây giờ để đạt cao hơn nữa, con nên làm… thì sẽ tốt hơn đấy”…

Bên cạnh đó, để giữ được tinh thần bình tĩnh tự tin trước mỗi kỳ thi, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đưa ra lời khuyên cho các sĩ tử cần:

Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, không thức thâu đêm trước ngày thi tốt nghiệp; không học triền miên mà cần kết hợp nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ giữa giờ; không kiêng khem thức ăn theo quan niệm riêng, đảm bảo an toàn thực phẩm ăn uống đủ các nhóm chất…

Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam bị rối loạn sức khỏe tâm thần là áp lực học tập. Ngày càng có chiều hướng gia tăng hiện tượng trẻ bị lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc vì học. Trẻ em bị rối loạn tâm thần phải đối mặt với những thách thức lớn do bị kỳ thị, cô lập và phân biệt đối xử.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.