Nói một cách khác, khi bạn nhắn tin với một ai đó qua iMessage, tin nhắn sẽ chỉ được nhìn thấy bởi bạn và người bên kia nhờ tính năng mã hóa end-to-end mà Apple áp dụng cho công cụ này.
Tuy nhiên, khi bạn nhập một số điện thoại vào trường địa chỉ liên lạc trên trường ứng dụng Message, hệ thống ping server của Apple sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng người nhận tin nhắn có tài khoản iMessage để kích hoạt chức năng nhắn tin iMessage miễn phí thay vì tin nhắn thông thường.
Nếu bạn cảm thấy điều đó chưa đủ ảnh hưởng đến tính riêng tư của mình thì vấn đề tiếp theo thậm chí còn chứng minh rõ hơn. Gã khổng lồ công nghệ ở Cupertino còn ghi nhận thông tin ngày và thời gian liên lạc đã được truyền qua iMessage, kèm theo đó còn có cả địa chỉ IP.
Quan trọng hơn, Apple sẽ không xóa các thông tin này, ngay cả sau khoảng thời gian 30 ngày tin nhắn được gửi đi. Apple có thể được yêu cầu cung cấp các thông tin này đến cơ quan thực thi pháp luật nếu họ được yêu cầu thông qua một lệnh của tòa án.
Bất kỳ tên nhập như số liên lạc trên iPhone có thể được phát hiện như thông tin đề cập ở trên. Dẫu thế nào công ty cũng khẳng định chi tiết này sẽ chỉ được đưa ra khi có một lệnh tòa án hợp pháp, bởi mã hóa đang là vấn đề mà Apple luôn đặt lên hàng đầu để bảo vệ dữ liệu riêng tư của khách hàng.
“Chúng tôi làm việc chặt chẽ với các cơ quan thực thi luật pháp để giúp họ hiểu những gì mà chúng tôi có thể cung cấp, bao gồm các bản ghi truy vấn không chứa nội dung cuộc hội thoại để chứng minh thông tin liên lạc thực sự diễn ra”, Apple khẳng định với The Verge.
Tường Vi theo PhoneArena