Asanzo: Chỉ 1-2% là “made in Vietnam”

Asanzo: Chỉ 1-2% là “made in Vietnam”

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 2, 28/10/2019 16:28

Do hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, căn cứ vào các quy định thì không thể cho rằng đây là sản phẩm "made in Vietnam", có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa.

Sáng 28/10, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành về chống gian lận xuất xứ đối với vụ việc Asanzo. Chủ trì buổi họp là ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Hải quan, Ủy viên Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

"Cả linh kiện, tem nhãn, phiếu bảo hành cũng in ở nước ngoài”

Về cáo buộc Asanzo "lừa dối người tiêu dùng", cơ quan hải quan cho biết quy trình lắp ráp của doanh nghiệp này không như quảng cáo. Việc lắp ráp TV, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố... đều diễn ra trên các bàn thủ công, không có dây chuyền hiện đại.

Tiêu dùng & Dư luận -  Asanzo: Chỉ 1-2% là “made in Vietnam”

 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chủ trì cuộc họp. Ảnh: Anh Tú

Cụ thể, VnExpress đưa tin, quy trình lắp ráp tivi như sau: Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo có 12 dãy bàn với chiều dài khoảng 30m, rộng 1,5m (diện tích 45m2) mỗi bàn để vừa 1 TV 50 inch, 1 phòng test bảng mạch với 8 máy tính và 8 người làm việc. Việc lắp ráp được thực hiện thủ công bằng cách lắp vít, không lắp cấu hình chính.

Dãy bàn này vừa lắp TV, vừa lắp điều hòa nhiệt độ. Lắp 1 TV cần 12 người và 30 người phụ trợ với thời gian lắp là 25 phút. Sau khi lắp xong, TV được đóng vào các bao bì mang nhãn hiệu Asanzo, in ngôn ngữ tiếng Việt, mã số mã vạch Việt Nam, xuất xứ Việt Nam, sau đó bán cho 19 công ty khác để đưa ra thị trường nội địa.

Nói về linh kiện, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công. Những linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.

Tiêu dùng & Dư luận -  Asanzo: Chỉ 1-2% là “made in Vietnam” (Hình 2).

Cả linh kiện, tem nhãn, phiếu bảo hành của Asanzo đều in ở nước ngoài. Trong nước chỉ là công đoạn lắp ráp rất đơn giản. Ảnh: Dân Trí

Do hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, căn cứ vào các quy định thì không thể cho rằng đây là sản phẩm "made in Vietnam", có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa. 

"Cả linh kiện, tem nhãn, phiếu bảo hành cũng in ở nước ngoài. Trong nước chỉ là công đoạn lắp ráp rất đơn giản thôi", Zing dẫn lời ông Cẩn.

Cùng với đó, Cục Thuế TP.HCM đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Asanzo. Tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp của doanh nghiệp này là 47,6 tỷ đồng.

Không phải hàng xuất xứ Việt Nam

Trong khi đó, đại diện Bộ Công Thương khẳng định “có thể coi hàng mà Asanzo xuất đi nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam”.

Với hàng hóa lắp ráp, tiêu thụ, lưu thông trong nước, Bộ Công Thương cho biết hiện chưa có quy định cụ thể nên rất khó để kết luận. Bộ này cho biết đang xây dựng thông tư về ghi nhãn hàng hóa “made in Vietnam”.

Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI, cho biết đến nay, VCCI chưa tiếp nhận được hồ sơ khai báo tư nhân của tập đoàn Asanzo, tức Asanzo chưa đến VCCI để đăng ký. Đại diện VCCI khẳng định đơn vị này chưa có thông tin và chưa cấp C/O cho Asanzo xuất hàng đi nước ngoài.

Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.